Trang Phục Truyền Thống Lào Là Gì
30% phụ thu trên mỗi ngày trả trễ hạn
Hanten - Trang phục truyền thống phổ biến
Những chiếc áo Hante Nhật Bản được cho là bắt đầu từ thời Edo, được sử dụng phổ biến bởi tầng lớp bình dân. Sau đó, Hante được sử dụng phổ biến và lan rộng vào khoảng thế kỷ thứ 18.
Loại trang phục này rất được tầng lớp bình dân ưa chuộng, từ những người bán hàng cho đến các nghệ nhân tại các làng nghề đều sử dụng Hanten như trang phục hàng ngày.
Vào mùa đông, để có thể giữ ấm cơ thể, người ta thường bện thêm áo lót kimono ở cả mặt trong và mặt ngoài của áo Hanten.
Trang phục xường xám tại một lễ hội ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: THX
Đối với nam giới, trang phục truyền thống tiêu biểu nhất là trường bào (áo dài) và mã quái, hai loại này đều là trang phục nam giới của dân tộc Mãn, cổ áo cao, tròn, ống tay áo hẹp, trong đó mã quái là vạt đôi, phần lớn đều có tay áo hình móng ngựa, còn trường bào là vạt lớn. Đôi khi cũng có hình thức mã quái và trường bào được nối liền lại, trong kiểu trang phục này, nửa thân dưới là trường bào được nối với vạt dưới phía trong của mã quái bằng cúc. Trường bào và mã quái tạo cảm giác thoải mái dễ chịu mà vẫn không kém phần trang trọng.
Từ sau Hội nghị APEC năm 2001 tổ chức tại Trung Quốc, các nguyên thủ quốc gia đều mặc “Đường trang” (trang phục truyền thống đời nhà Đường) rất sang trọng, làm dấy lên trào lưu mặc “Đường trang”. “Đường trang” đã trở thành tên gọi chung cho trang phục kiểu Trung Quốc, do các nước đều gọi nơi ở của người Hoa là “phố người Đường”. “Đường trang” hiện nay là sự cách điệu của mã quái đời nhà Thanh, kiểu trang phục này có những đặc điểm nổi bật, như: Cổ đứng, phần giữa cổ trước được may mở, kiểu cổ hình đứng; thân áo và tay áo liền với nhau, không có khe nối giữa tay áo và thân áo, chủ yếu là mặt phẳng; vạt đôi, cũng có thể xẻ bên; cúc áo hình vuông (cúc xoắn); chất liệu chủ yếu là vải thêu...
Ngoài ra, trang phục tại các khu vực và của các dân tộc khác ở Trung Quốc cũng có nét đặc sắc riêng. Ví dụ, yếm là một loại trang phục sát thân truyền thống của vùng Quan Trung và Thiểm Bắc, hình dáng giống như tà trước của áo lót, phía trên hai vạt có dây vải buộc vòng qua cổ, hai vạt phía dưới cũng có dây buộc vòng qua thắt lưng. Yếm giúp giữ ấm cho vùng bụng, tạo vẻ ngây thơ, hồn nhiên ở trẻ em khi mặc vào mùa hè. Yếm của trẻ thường thêu hình đầu hổ và “ngũ độc” (theo quan niệm dân gian Trung Quốc gồm bọ cạp, rắn, rết, thạch sùng và cóc, tương truyền hình ảnh này có tác dụng trừ tà), gửi gắm những lời chúc tốt đẹp của người lớn, cầu mong cho đứa trẻ lớn lên mạnh khỏe.
Ngoài ra, trang phục dân tộc Di-một dân tộc thiểu số ở Trung Quốc-cũng rất đặc sắc. Trang sức trên đầu của phụ nữ Di có ba loại là khăn xếp, khăn bao và mũ thêu hoa, trong đó trang sức trên đầu của phụ nữ khu vực Hồng Hà lại rực rỡ đủ loại, và quan niệm trang sức làm từ bạc là quý và đẹp nhất. Áo khoác là trang phục không thể thiếu của nam nữ dân tộc Di,với hai màu chính là xanh và xanh lam, chủ yếu làm từ da lông động vật, len, vải lanh và hàng cỏ dệt.
THANH SƠN (Theo Thường thức về văn hóa Trung Quốc)
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
Fundoshi - Trang phục truyền thống Nhật Bản dành cho nam giới
Vào thời xưa,nam giới Nhật Bản sử dụng trang phục Fundoshi, có kiểu dáng khá giống với một chiếc khố. Thiết kế này nhằm đem đến sự thuận tiện khi lao động, làm việc.
Ngày nay,bạn có thể bắt gặp hình ảnh nam giới Nhật mặc trong những lễ hội đặc biệt. Đi liền với đó là những hành động thử sức bền. Khi đi du học Nhật Bản, chắc chắn bạn sẽ bắt gặp hình ảnh những người đàn ông hay các bé trai Nhật mặc Fundoshi trong suốt thời gian lễ hội.
Trang phục truyền thống Nhật Bản có những loại nào?
Đối với mỗi quốc gia, trang phục luôn là yếu tố thể hiện “hồn quốc túy”. Nếu như Việt Nam nổi bật với tà áo dài thướt tha, Trung Quốc nổi tiếng với áo dài sườn xám hay Hàn Quốc được biết đến với trang phục Hanbok…thì nhắc đến trang phục truyền thống Nhật Bản là nhắc đến Kimono.
Hình ảnh những cô gái Nhật ân cần và e lệ trong bộ quốc phục Kimono đã trở thành hình ảnh quen thuộc. Đây cũng là niềm cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm thơ ca, nhạc họa.
Khi tìm hiểu về trang phục truyền thống của người Nhật, nhiều người có thắc mắc “Trang phục truyền thống của người Nhật có phải chỉ có Kimono?”. Vậy nên hiểu vấn đề này như thế nào?
Thực tế, Kimono là tên gọi chung của các loại trang phục truyền thống của Nhật Bản. Tùy vào mục đích sử dụng, loại trang phục này sẽ gồm nhiều loại “biến thể” khác nhau. Cụ thể như sau:
Happi - Trang phục truyền thống Nhật Bản thông dụng
Cùng với Hanten thì Happi cũng là loại trang phục truyền thống dành cho tầng lớp bình dân được sử dụng phổ biến. Đây là chiếc áp tròng được làm từ bông, thường được nhuộm màu nâu hay chàm.
Ban đầu, Happi là quần áo của những người giúp việc nhà. Điều này giải thích vì sao thiết kế Happi ban đầu thường được đính kèm gia huy của nhiều dòng họ.
Trải qua rất nhiều năm Happi đã trở thành một trang phục rất thông dụng của người dân Nhật Bản.
Ngày nay, bạn có thể bắt gặp loại trang phục truyền thống Nhật Bản này tại các lễ hội. Người ta thường mặc áo Happi để thể hiện tính đặc trưng của nhóm.
Thiếu phục Yukata truyền thống Nhật Bản
Yukata là một loại kimono được làm bằng Cotton bình thường, được sử dụng vào mùa hè. Theo truyền thống xưa, áo Yukata thường chỉ có hai kiểu là trắng – xanh hoặc xanh đen – trắng. Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây, Yukata được thiết kế với màu sắc đa dạng và nổi bật hơn.
Thêm đó, nếu như thời xa xưa, Yukata chỉ được sử dụng ở nhà khi vừa tắm xong thì hiện nay, Yukata rất được ưa chuộng.
Với thiết kế đơn giản và tiện lợi, bạn có thể tự mặc Yukata mà không cần đến sự giúp đỡ của người khác như một số loại Kimono khác.
Yukata cũng thường được mặc trong ngày lễ Bon-Odori - Ngày hội nhảy truyền thống của Nhật vào mùa hè và các cuộc hội hè. Loại Kimono này cũng được sử dụng phổ biến tại các quán trọ của Nhật.
Houmongi - kimono dành cho cô gái đã kết hôn
Đây là loại trang phục truyền thống Nhật Bản dành cho những cô gái đã kết hôn. Người Nhật Bản thường dùng Houmongi để làm món quà tặng cho con gái của mình khi đi lấy chồng. Cũng chính với lý do này, Houmongi trở thành một bộ trang phục được những người phụ nữ đã lấy chồng mặc vào các dịp đặc biệt như: lễ cưới, tiệc trà…
Mofuku Kimono là loại trang phục sử dụng trong đám tang của họ hàng gần. Và là trang phục dành cho lễ tang nên Mofuku có màu đen.
Vật dụng cần thiết để mặc kimono Nhật Bản
Là quốc gia nổi tiếng với sự khắt khe, trang phục truyền thống Nhật Bản Kimono không được mặc riêng biệt mà cần phải kết hợp với các loại phụ kiện như:
Uchikake - Trang phục cưới truyền thống
Cũng giống với Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới, đám cưới là sự kiện đặc biệt và thiêng liêng đối với người Nhật. Trong sự kiện trọng đại này, người Nhật sẽ dành riêng một bộ trang phục đặc biệt – Uchikake.
Uchikake được sử dụng như một chiếc áo khoác và thường có màu trắng. Chiếc áo này tạo điểm nhấn với những họa tiết thêu hình sếu đặc trưng. Đây được xem là biểu tượng đem đến sự may mắn và trường thọ cho cặp vợ chồng. Bên cạnh đó có thể sử dụng hình chim uyên ương hay hoa lá bắt mắt.
Lịch sử hình thành lên đến 1700 năm
Kimono có lịch sử hình thành lâu đời, lên đến 1700 năm. Nguyên mẫu đầu tiên của Kimono được du nhập từ Trung Quốc vào thời kỳ Kofun (300-538 SCN).
Đến thời kỳ Heian (794-1185), Kimono dần trở nên phổ biến hơn và có những quy chuẩn nhất định. Những bộ kimono nhiều lớp thường dành cho phụ nữ, màu sắc của kimono thể hiện các cấp bậc khác nhau trong vương triều (màu càng đậm thì cấp bậc càng cao) hay sự kết hợp của các lớp màu cụ thể trên áo thường đại diện cho các loài cây, loài hoa và cả những mùa trong năm.
Đến thời Edo (1603-1868), tay áo của những bộ trang phục kimono được thiết kế dài hơn. Bên cạnh đó, "obi" (vải quấn ở phần thắt lưng) đã không còn là dây đai quấn lưng nhỏ, mà thay vào đó là những miếng vải khổ lớn, dài hơn và phải có một phụ kiện riêng để giữ cố định. Từ đó, những chiếc kimono Nhật Bản đã được hình thành và không thay đổi cho đến nay.
Trong thời kỳ Meiji (1868-1912), Nhật Bản đã mở cửa giao thương với các nước phương Tây. Những người làm việc cho chính quyền thời bấy giờ bắt đầu mặc trang phục phương Tây khi đi làm và tiếp tục duy trì mặc những bộ kimono truyền thống khi ở nhà.
Phụ nữ Nhật Bản thì không bị ảnh hưởng quá nhiều trong lối ăn mặc, chỉ có một vài thay đổi nhỏ như việc đeo thêm các phụ kiện phương Tây như găng tay, ủng và khăn quàng cổ.