Nhìn từ góc độ lý luận và thực tiễn, tư vấn pháp luật là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài xử sự đúng pháp luật đồng thời cung cấp các dịch vụ pháp lý giúp các cá nhân, tổ chức thực hiện và bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.

Cách thức để liên hệ Luật Sư VCT Tư vấn

Quý đối tác, Quý khách hàng có thể liên hệ với Luật sư VCT để sử dụng dịch vụ tư vấn liên quan đến doanh nghiệp và các dịch vụ tư vấn khác.

Thứ nhất, tư vấn trực tuyến qua số điện thoại: Khách hàng có nhu cầu sẽ kết nối đến tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua hotline: 0971.17.40.40 nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết hoặc tham khảo giá trước khi thực hiện dịch vụ.

Thứ hai, tư vấn qua email: Nếu quý khách không thể đến trực tiếp mà mà vẫn muốn nhận được ý kiến tư vấn của luật sư/chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực tư vấn đầu tư của Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương (Luật sư VCT) thì có thể gửi câu hỏi trong lĩnh vực qua email: [email protected]. Chúng tôi sẽ chủ động liên hệ lại dựa trên thông tin pháp lý mà khách hàng cung cấp để báo giá dịch vụ hoặc tư vấn miễn phí nếu đó là vấn đề pháp lý phổ thông trong lĩnh vực tư vấn pháp luật.

Thứ ba, tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Đối với những vấn đề pháp lý phức tạp, Quý khách hàng có thể chủ động đặt lịch tư vấn trực tiếp tại trụ sở Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương (Luật sư VCT) tại địa chỉ: 530 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Đội ngũ luật sư/Chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực Tư vấn đầu tư sẽ nghiên cứu hồ sơ, yêu cầu và tư vấn, giải đáp trực tiếp những vướng mắc mà khách hàng gặp phải.

Tư vấn pháp luật là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn ứng xử đúng pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý nhằm giúp công dân, tổ chức trong nước và quốc tế thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Tư vấn pháp luật là một trong các hình thức trợ giúp pháp lý.

Căn cứ theo Điều 5 của Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 07 năm 2008 về tư vấn pháp luật, Chính phủ quy định Tổ chức chủ quản có đủ điều kiện sau:

1. Có ít nhất hai tư vấn viên pháp luật hoặc tư vấn viên pháp luật và một luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hai luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động.

2. Có trụ sở làm việc của Trung tâm.

Được thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật để thực hiện tư vấn pháp luật cho thành viên, hội viên, đoàn viên của tổ chức mình và cá nhân, tổ chức khác.

Căn cứ theo Điều 2 của Thông tư số 01/2010/TT-BTP ngày 09 tháng 02 năm 2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật (sau đây gọi tắt là Nghị định số 77/2008/NĐ-CP), Bộ Tư pháp quy định Cơ cấu tổ chức của Trung tâm tư vấn pháp luật gồm có: Giám đốc, tư vấn viên pháp luật hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động (sau đây gọi tắt là luật sư), kế toán, thủ quỹ. Trung tâm tư vấn pháp luật có thể có Phó Giám đốc và nhân viên khác.

+ Giám đốc Trung tâm do tổ chức chủ quản lựa chọn và bổ nhiệm trong số các tư vấn viên pháp luật hoặc luật sư của Trung tâm. Giám đốc Trung tâm không được đồng thời kiêm nhiệm Trưởng Chi nhánh.

Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Trung tâm, chịu trách nhiệm trước tổ chức chủ quản và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm.

+ Quyền, nghĩa vụ của Phó Giám đốc và các vấn đề khác liên quan đến tổ chức, hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật do tổ chức chủ quản quy định.

Trung tâm tư vấn pháp luật phải thực hiện việc lập sổ theo dõi công việc, cụ thể như sau:

a) Sổ theo dõi đầu việc: theo dõi chung các công việc của Trung tâm, Chi nhánh;

b) Sổ theo dõi thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí;

c) Sổ theo dõi vụ việc có thu thù lao: trong trường hợp thực hiện tư vấn có thu thù lao thông qua hợp đồng dịch vụ pháp lý và phiếu yêu cầu.

Các loại sổ và hồ sơ công việc phải được lưu giữ tại trụ sở của Trung tâm, Chi nhánh. Việc ghi chép, bảo quản, lưu giữ các loại sổ theo dõi, hồ sơ công việc, hợp đồng lao động, hợp đồng cộng tác viên được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ, thống kê, lao động và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Trung tâm Tư vấn pháp luật thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý cho các đối tượng theo quy định của Nhà nước nhằm giúp cho một số đối tượng có hoàn cảnh khó khăn trong việc bảo vệ  quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình, cũng như nâng cao hiểu biết pháp luật và ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật; góp phần phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.

Theo Điều 3 của Thông tư số 01/2010/TT-BTP ngày 09 tháng 02 năm 2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật (sau đây gọi tắt là Nghị định số 77/2008/NĐ-CP), Bộ Tư pháp quy định Hoạt động tư vấn pháp luật của Trung tâm tư vấn pháp luật bao gồm:

1. Hướng dẫn, giải đáp pháp luật;

2. Tư vấn, cung cấp ý kiến pháp lý;

3. Soạn thảo đơn, hợp đồng, di chúc và các giấy tờ khác;

4. Cung cấp văn bản pháp luật, thông tin pháp luật;

5. Đại diện ngoài tố tụng cho người được tư vấn pháp luật để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Theo Điều 4 của Thông tư số 01/2010/TT-BTP ngày 09 tháng 02 năm 2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật (sau đây gọi tắt là Nghị định số 77/2008/NĐ-CP), Bộ Tư pháp quy định Quy chế tổ chức, hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật do tổ chức chủ quản ban hành quy định có những nội dung chính sau đây:

1. Tên, địa chỉ trụ sở chính của Trung tâm tư vấn pháp luật;

3. Cơ cấu tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật;

4. Quyền, nghĩa vụ của Giám đốc, Phó Giám đốc, tư vấn viên pháp luật, luật sư và nhân viên khác của Trung tâm tư vấn pháp luật;

5. Chế độ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi của tư vấn viên pháp luật, luật sư, Giám đốc, Phó giám đốc và các chức danh khác trong khi thực hiện công việc;

6. Chế độ tài chính, kế toán của Trung tâm tư vấn pháp luật;

7. Biểu thù lao tư vấn pháp luật và phương thức tính thù lao trong trường hợp Trung tâm thực hiện tư vấn pháp luật có thu thù lao;

8. Quy định về quản lý và sử dụng cộng tác viên tư vấn pháp luật;

9. Quy định về trường hợp chấm dứt hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật;

10. Quy định về việc thành lập Chi nhánh của Trung tâm tư vấn pháp luật (nếu có);

11. Thể thức sửa đổi, bổ sung Quy chế tổ chức, hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật;

Bạn đang có nhu cầu tư vấn về các vấn đề pháp lý? Luật sư thuộc hệ thống LuatVietnam sẽ hỗ trợ giải quyết nhanh nhất vấn đề của bạn, gồm:

- Tư vấn về các quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn soạn đơn từ, hợp đồng;

- Hỗ trợ tư vấn, giải quyết tranh chấp...

Định nghĩa và hoạt động tư vấn pháp luật của Luật Sư VCT

Tư vấn pháp luật là việc Luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến và/hoặc giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của khách hàng. (Khoản 1, Điều 28, Luật luật sư)

Tư vấn pháp luật là loại hình dịch vụ pháp lý có vai trò ngày càng quan trọng và phổ biến, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện hội nhập kinh tế thế giới ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng. Xuất phát từ đó, Luật sư VCT luôn không ngừng học hỏi kiến thức, bồi dưỡng những kỹ năng tư vấn pháp luật cho các Luật sư và chuyên viên tư vấn pháp lý tại Công ty, luôn trao dồi kiến thức và yêu cầu luật sư thành viên phải tuân thủ các nguyên tắc hành nghề và nguyên tắc hoạt động của văn phòng.

Dịch vụ tư vấn pháp luật của Luật sư VCT dựa trên các nguyên tắc như sau:

– Khi tư vấn pháp luật cho khách hàng, Luật sư VCT phải tìm được giải pháp cụ thể cho vấn đề pháp lý mà khách hàng đang gặp phải để đưa ra lời tư vấn chính xác nhất. Nhằm giúp khách hàng xác định được những việc (i) khách hàng có được phép làm việc đó hay không? (ii) Nếu việc đó làm được thì khách hàng phải làm như thế nào cho đúng luật? (iii) Nếu khách hàng làm thì hậu quả pháp lý của việc làm đó theo quy định pháp luật sẽ như thế nào?

– Ý kiến tư vấn pháp luật của Luật sư VCT phải thực tế, rõ ràng và cụ thể. Khi được tư vấn xong thì khách hàng hiểu vấn đề của mình và hài lòng với dịch vụ tư vấn pháp lý của Luật sư VCT. Việc tư vấn này phải có thi khả thi và phải dựa trên điều kiện thực tế của khách hàng.

– Luật Sư VCT luôn làm việc theo khung thời gian của khách hàng. Luôn phải đặt quyền lợi của khách hàng lên trên hết và luôn có trách nhiệm với công việc .