Tòa nhà số 52 đường Út Tịch, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Sữa đặc có đường Moi nhập khẩu Malaysia Lon 1kg

COPPYRIGHT 2021 Cherry House. All right revered. Design by Nina

Đang online: 35 | Ngày: 652 | Tháng: 8685 | Tổng truy cập: 464837

10B Đường 28, Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, Tp HCM

I. Trách nhiệm của người khai hải quan

Căn cứ vào khoản 2 Điều 18 và khoản 1 Điều 21 Luật Hải quan 2014 quy định về trách nhiệm của người khai hải quan khi làm thủ tục hải quan như sau:

- Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 24 của Luật Hải quan 2014;

- Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;

- Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin để cơ quan hải quan thực hiện xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác thực của nội dung đã khai và các chứng từ đã nộp, xuất trình; về sự thống nhất nội dung thông tin giữa hồ sơ lưu tại doanh nghiệp với hồ sơ lưu tại cơ quan hải quan;

- Thực hiện quyết định và yêu cầu của cơ quan hải quan, công chức hải quan trong việc làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải;

- Lưu giữ hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đã được thông quan trong thời hạn 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; lưu giữ sổ sách, chứng từ kế toán và các chứng từ khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn do pháp luật quy định; xuất trình hồ sơ, cung cấp thông tin, chứng từ liên quan khi cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra theo quy định tại các điều 32, 79 và 80 của Luật Hải quan 2014;

- Bố trí người, phương tiện thực hiện các công việc liên quan để công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.

Sữa đặc Riches lon 1kg nhập khẩu Malaysia – nắp đục

55.000 VND Giá gốc là: 55.000 VND.41.000 VNDGiá hiện tại là: 41.000 VND.

Mặc dù thủ tục hải quan là cụm từ xuất hiện khá nhiều trong cuộc sống nhưng không phải ai cũng biết thủ tục hải quan là gì. Thủ tục hải quan là các thủ tục cần thiết để đảm bảo hàng hóa, phương tiện vận tải được xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua biên giới. Vậy Thủ tục hải quan nhập khẩu sữa đặc năm 2023 như thế nào? Bài viết dưới đây của ACC hi vọng đem lại nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.

Thủ tục hải quan nhập khẩu sữa đặc năm 2023

II. Thời hạn làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu

Căn cứ vào khoản 1 Điều 25 Luật Hải quan 2014 quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan như sau:

1. Thời hạn nộp tờ khai hải quan được quy định như sau:

a) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo và chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;

b) Đối với hàng hóa nhập khẩu, nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu;

c) Thời hạn nộp tờ khai hải quan đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 69 của Luật Hải quan.

=> Như vậy, thời hạn làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu là trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu.

III. Thủ tục hải quan nhập khẩu sữa đặc

Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu sữa từ Cục Thú Y thuộc Bộ NN&PTNT

Bước 2: Khai bảo kiểm dịch nhập khẩu tại cổng thông tin 1 cửa quốc gia: https://vnsw.gov.vn

Thương nhân cần gửi 1 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch tới Cục Thú y gồm: Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu; Đối với động vật, sản phẩm động vật thuộc đối tượng quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan khác, phải nộp văn bản hoặc giấy phép theo quy định.

Hình thức gửi hồ sơ: Qua đường bưu điện hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc trực tiếp.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y có văn bản đồng ý kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu; trường hợp không đồng ý phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Sau khi được Cục Thú y chấp thuận, Công ty gửi hồ sơ khai báo kiểm dịch tới cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu.

Hồ sơ khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu bao gồm: Đơn khai báo kiểm dịch (Mẫu 3 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNN); Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật hợp lệ, Cục Thú y sẽ quyết định và thông báo cho Công ty về địa điểm, thời gian để tiến hành kiểm dịch theo quy định tại Điều 47 của Luật Thú y 2015.

Doanh nghiệp cần phải khai báo bằng cả 2 hình thức: online và hồ sơ giấy.

Khai báo online trên hệ thống một cửa quốc gia

Doanh nghiệp tiến hành khai báo thông tin theo mẫu trên hệ thống một cửa quốc gia. Đồng thời đính kèm các chứng từ cần thiết:

– Bill, IV của lô hàng (bản scan)

– Health certificate (bản scan)

– Chứng nhận mã nhà sx,…(bản scan đính kèm online)

Nộp hồ sơ giấy tại chi cục kiểm dịch động vật

Sau khi đăng kí trên hệ thống một cửa, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ giấy nộp tại Chi cục kiểm dịch động vật:

– In đơn khai báo từ hệ thống 1 cửa, ký đóng dấu

– Vận đơn, Hóa đơn thương mại: 1 bản chụp

– Văn bản đồng ý kiểm dịch của Cục thú y: in từ hệ thống một cửa

Lấy mẫu kiểm dịch và cấp chứng thư kiểm dịch

Sau khi bộ hồ sơ được tiếp nhận, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu sẽ thông báo thời gian, địa điểm tiến hành kiểm dịch và cấp chứng thư. Có một số lưu ý ở bước này:

– Trong trường hợp lô hàng không phải lấy mẫu, chứng thư kiểm dịch sẽ được cấp trong vòng 1-2 ngày làm việc

– Đối với lô hàng phải lấy mẫu, thời gian cấp chứng thư là 4-5 ngày làm việc. Thông thường, tần suất lấy mẫu là 5 lô lấy mẫu 1 lần

Bước 3: Đăng ký lấy mẫu KDĐV tại chi cục kiểm dịch động vật tại cửa khẩu nhập.

Bước 5: Nhận chứng thư kiểm dịch trên hệ thông một cửa và thông quan tờ khai nhập khẩu.

+ Các mặt hàng thuộc KDĐV không được tạm giải tỏa hàng.

+ Thời gian cấp chứng thư đạt chất lượng từ 5-7 ngày tùy thuộc vào các tiêu chí kiểm dịch.

+ Đối với mặt hàng sữa thuộc danh mục mặt hàng ít rủi ro kiểm dịch, nên chỉ thực hiện lấy mẫu 1 lần đầu tiên và áp dụng kiểm giảm ( chỉ nộp hồ sơ, không lấy mẫu) cho 4 lần nhập khẩu tiếp theo trong năm.

Các chứng từ cần thiết của hồ sơ KDĐV:

Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Thủ tục hải quan nhập khẩu sữa đặc năm 2023. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Thủ tục hải quan nhập khẩu sữa đặc năm 2023, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.