Khi Vợ Bỏ Về Nhà Ngoại
Như Dân Việt đã đưa tin, sáng nay (17/11), Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình đã đưa Nguyễn Xuân Đường (SN 1971, Đường "Nhuệ", TP.Thái Bình, Thái Bình) và đồng phạm ra xét xử trong vụ án bảo kê hỏa táng người chết.
Sau quyết định tiếp tục xét xử vụ án của HĐXX, các luật sư bào chữa cho vợ chồng Đường "Nhuệ" rời tòa. Ảnh: PH
Đường Nhuệ thì đề nghị triệu tập các bị hại vắng mặt; yêu cầu thay đổi kiểm sát viên.
Sau khi hội ý, HĐXX không chấp nhận thay đổi kiểm sát viên của Đường "Nhuệ"; với các bị hại họ đã có lời khai, có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Về phía các luật sư nêu không nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử, theo HĐXX, phương án gửi quyết định qua mạng đã được đồng ý trước đó.
Luật sư bào chữa cho Nguyễn Thị Dương lo lắng nếu tiếp tục bào chữa sẽ không bảo vệ được thân chủ khi bị cáo đầu vụ đã không còn người bào chữa. Ảnh: PH
HĐXX quyết định không hoãn tòa, tiếp tục xét xử, vị đại diện Viện Kiểm sát đọc cáo trạng vụ án.
Một diễn biến bất ngờ xảy ra tại tòa, các luật sư bào chữa cho vợ chồng Đường "Nhuệ" đã rời khỏi tòa.
Người đầu tiên rời tòa sau khi HĐXX quyết định tiếp tục xét xử là luật sư Hà Trọng Đại – người bào chữa cho vợ chồng bị cáo Nguyễn Xuân Đường, Nguyễn Thị Dương (SN 1980, vợ Đường).
Tiến "trắng" (Bùi Mạnh Tiến, SN 1995, Vũ Thư, Thái Bình) thể hiện thái độ bất cần tại phiên tòa. Ảnh: PH
Các luật sư khác bào chữa cho vợ chồng Đường "Nhuệ" tiếp tục rời tòa ngay sau đó.
Theo luật sư Đinh Anh Tuấn – luật sư bào chữa cho Nguyễn Thị Dương, ông cảm thấy không được tôn trọng, pháp luật không được tôn trọng ở phiên tòa này.
"Nếu tôi tiếp tục thì sợ không bảo vệ được thân chủ. Bị cáo đầu vụ không còn luật sư bào chữa, quyền lợi của thân chủ tôi cũng sẽ bị ảnh hưởng" – luật sư Tuấn trao đổi với Dân Việt.
Vị luật sư chia sẻ, có 2 lý do ông rời tòa khi phiên tòa đang diễn ra, đầu tiên là lý do Đường "Nhuệ" không còn luật sư bào chữa; thứ 2 là ông cảm thấy không được tôn trọng.
"Tôi muốn xin xem quyết định đưa vụ án ra xét xử bản gốc nhưng họ cũng không cho" – luật sư Tuấn bày tỏ.
Hiện phiên tòa chỉ còn 1 luật sư duy nhất ngồi lại là luật sư bào chữa cho bị cáo Phạm Văn Úy (Thái Bình) như vậy 8/9 luật sư đã rời tòa.
Chồng đi làm xa, vợ ở nhà ngoại tình
VOV.VN - Người chồng chán nản khi đi làm xa mà vợ ở nhà qua lại với người khác, dù muốn chia tay nhưng nghĩ đến hai con lại không thể.
Chắc chắn rằng, khi ngắm nhìn không gian nhà vườn đẹp bình yên ở vùng ngoại ô mà anh Peter cùng chị Thủy vợ mình gây dựng, nhiều người cũng thầm ao ước có đủ động lực và lòng quyết tâm để tạo được một “cơ ngơi” dung dị, bình yên như thế.
Trước khi quyết định “rủ nhau” bỏ phố thị về ngoại ô, một nơi không có điện nước, một nơi từng là mảnh đất hoang này để gây dựng cuộc sống bình yên, hạnh phúc hiện tại, anh Peter đã từng làm giám đốc mảng xây dựng dầu khí của một công ty lớn thuộc châu Á Thái Bình Dương, còn chị Thủy làm nhân viên marketing cho nhiều công ty lớn.
Hai người gặp nhau, yêu nhau và kết hôn vào năm 2012. Sau một thời gian sống ở Thái Lan, Việt Nam, anh chị có quyết định táo bạo, đó là quay về sống ở Australia, nơi anh Peter đã sinh ra và lớn lên. Anh vốn lớn lên ở vùng ngoại ô, gần gũi với thiên nhiên, cây cỏ, yêu thương động vật từ nhỏ, chị lại là cô gái Việt quê ở vùng Tây Ninh nắng gió. Sau khi nghe kế hoạch của chồng, chị Thủy cũng vô cùng hào hứng để hai vợ chồng cùng bắt tay vào xây dựng, thực hiện kế hoạch sống chậm lại, gần với thiên nhiên hơn.
Sau khi tìm được mảnh đất đã bỏ hoang 30 năm, tuy nơi đây phù hợp với tiêu chí của hai vợ chồng tìm kiếm như gần đường quốc lộ, ở ngoại ô của một thành phố lớn, gần nhà bố mẹ chồng, gần nhà máy sản xuất rượu vang và dầu oliu, lại gần 4 công viên quốc gia, nhưng đất lại quá khô cằn, cây cối quá đầu người, chỉ có ngôi nhà gỗ mục nát của chủ trước để lại khiến việc “gây dựng” lại vô cùng khó khăn.
Chị Thủy chia sẻ: “Tuy việc khai phá và xây dựng mô hình trang trại ở mảnh đất sỏi đá, cằn cỗi này vô cùng khó khăn nhưng chính sự khô cằn ấy lại mang may mắn đến cho vợ chồng mình. Những người chủ cũ trước đây đã từng mua mảnh đất với ý tưởng làm nông, trồng trọt, chăn nuôi nhưng vì đất đào lên chủ yếu là sỏi và cát nên họ đã giữ nguyên cây cối rậm rạp. Chính sự nguyên sơ ấy đã giúp nhiều loài động vật hoang dã về đây cư ngụ như chim chóc, gấu koala… tạo hệ sinh thái phong phú, độc đáo để vợ chồng mình phát triển du lịch sinh thái”.
Vợ chồng chị Thủy đã bắt đầu tạo lập ước mơ của mình bằng việc sửa lại ngôi nhà ở tạm để tiện cải tạo mảnh đất thành không gian sống phù hợp với tính cách và sở thích của cả hai. Nơi này ban đầu không có điện, nước, không có bếp nên mọi sinh hoạt đều rất khó khăn. Chị Thủy phải dùng nước mưa, đốt củi nấu nướng suốt một năm. Dù vất vả, cực nhọc nhưng với họ, dường như đó lại là quãng thời gian hạnh phúc, bởi ở đó có ước mơ, có tình yêu và có niềm tin vào một tương lai tươi đẹp.
Trên mảnh đất rộng khoảng 30 mẫu của gia đình chị Thủy có những hang động sâu đến hơn 80m, nơi có hệ động thực vật phong phú, hệ thống núi đá, hẻm đá độc đáo cùng những cành lan rừng nở rực rỡ mang đến cho không gian sống vẻ đẹp bình yên đến tận cùng.
Khi đồng ý theo anh về Úc, chị Thủy “giao kèo” với chồng sẽ quyết tâm định cư ở đây lâu dài. Anh chị đã bán hết tài sản, dồn tiền tích cóp nhiều năm vào việc cải tạo quang cảnh trang trại, làm vườn, xây nhà, tạo hệ thống tưới tiêu, lắp đặt hệ thống điện… Mọi chi phí ở Úc đều đắt đỏ, nhưng chị Thủy tin rằng, với một người xuất thân từ nông dân như anh, mọi việc đều có thể vượt qua, cuộc sống của anh chị sẽ dần ổn định.
Chị Thủy kể lại: “Khi mua mảnh đất mà cây cỏ tốt quá đỉnh đầu, anh Peter chồng chị đã phải dùng dao để phát lối đi. Thời điểm mua đất, chị đang còn ở Việt Nam. Anh cùng bố của mình đã phải làm việc cật lực từ sáng đến tối để dọn dẹp, cải tạo. Trong thời gian ở Việt Nam “gói ghém” công việc, mình đã dành thời gian 3 tháng để mua nội thất, đồ trang trí ở Việt Nam sang Úc để tiết kiệm chi phí. Hơn nữa, mình mong muốn ngôi nhà của vợ chồng mình sẽ có sự liên kết, giao thoa vẻ đẹp Á Đông và phương Tây, giúp ngôi nhà độc đáo hơn và giúp cuộc sống của mình ở nơi xứ người thêm ấm áp và gần gũi”.
Chỉ trong hai năm, cuộc sống của cô gái Tây Ninh đã thay đổi hoàn toàn. Trước đây, anh chị đều làm việc ở thành phố, ở nhà lầu xe hơi nhưng đến thời điểm hiện tại, hai người tự tay làm mọi việc, từ trồng rau, nuôi gà, từ việc làm hàng rào đến sửa nhà…. Nhưng chị Thủy chưa bao giờ hối hận về quyết định của mình, bởi mỗi tối đều được ở bên người mình yêu thương, mỗi sáng thức dậy đều được nắm tay người tri kỷ hít thở không khí trong lành, ngắm cảnh bình minh thơ mộng, trong trẻo nơi đây.
Khi hoàn thiện không gian nhà vườn và trang trại, anh Peter và chị Thủy đã thực hiện tiếp kế hoạch biến trang trại của gia đình trở thành mô hình du lịch sinh thái. Chị Thủy cho biết, dù chồng chị sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn nhưng không quá rành về nông nghiệp để anh chị có thể phát triển cuộc sống bằng nghề nông. Hơn nữa, anh chị biết rằng, người Úc rất yêu thiên nhiên nên việc thiết lập một mô hình du lịch sinh thái như vậy sẽ vừa giúp anh chị đảm bảo có thu nhập vừa tạo cuộc sống yên bình dân dã.
Để ngôi nhà phù hợp với phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, anh chị đã quyết định xây dựng nhà trên cọc, một kiểu nhà sàn phổ biến với mô hình đồi núi đặc trưng của bang Queensland. Anh chị đã tự lên ý tưởng thiết kế và trang trí cho ngôi nhà của mình. Căn nhà rộng hơn 300m2 được bố trí 7 phòng ngủ, 8 phòng tắm. Toàn bộ vách ngoài của ngôi nhà được chọn tôn kẽm, loại vật liệu không quá đắt tiền so với gỗ hay đá. Vật liệu tôn kẽm khá bền, dễ vệ sinh nhưng lại có nhược điểm là hấp thụ nhiệt. Để tránh nắng nóng vào mùa hè và ấm áp hơn vào mùa đông, anh chị đã tạo một lớp cách nhiệt bên trong vách.
Không gian xung quanh nhà được vợ chồng chị Thủy lót thêm đất và phân trên đất nền sỏi đá để dễ dàng hơn cho việc trồng cây, trồng cỏ, tạo khoảng ngoại thất sân vườn xanh tươi, đẹp mắt như hiện tại. Ngôi nhà là tất cả tâm huyết, công sức lao động của bàn tay và khối óc của vợ chồng chị Thủy. Khi tạo nên tổ ấm này, chị Thủy không chỉ học được cách yêu thiên nhiên, yêu quý sức lao động, mà còn học được cách trân trọng tình yêu và hạnh phúc, trân trọng từng ngày sống bên người chồng yêu quý của mình.
Ngôi nhà cấp 4 với những ô cửa nhìn ra vườn hồng rực rỡ, lối đi rộng thênh thang với hai bên là những gốc ...
Giọng ca nhạc đỏ nổi tiếng nuôi nhiều giống chó, mèo, chim muông, đặc biệt anh có một chuồng công gần 10 con tại biệt ...
Nghe dự tính của chồng mà tôi hoang mang. Như thế thì chúng tôi quá vô trách nhiệm với con.
Dù có 2 bằng đại học và thông thạo ngoại ngữ nhưng sau khi sinh con, tôi vẫn xin nghỉ làm ở nhà trông con nhỏ. Tôi sinh đôi nên việc chăm con đã chiếm hết thời gian hàng ngày. Vì thế, kinh tế trong nhà phụ thuộc hoàn toàn vào đồng lương chỉ hơn 10 triệu của chồng tôi. Cũng may, anh là người tâm lý, chưa bao giờ lấy việc vợ ở nhà chăm con để dằn vặt vợ. Tháng nào chồng cũng đưa hết tiền lương cho tôi trong sự vui vẻ. Tôi biết ơn anh vì điều này lắm.
Mấy hôm trước, chị họ tôi đến nhà chơi, cho 2 đứa nhỏ 2 triệu đồng. Chị ngồi nghe tôi kể về cuộc sống khó khăn, phải tằn tiện tối đa của mình. Rồi chị thở dài, bảo tôi thông thạo ngoại ngữ mà lại ở nhà thì đúng là lãng phí năng lực quá. Chồng tôi cũng giỏi giang mà lại chịu bó buộc trong một công ty không có sự thăng tiến trong tương lai.
Bỗng chị hỏi vợ chồng tôi có muốn xuất khẩu lao động không? Con gái chị đang làm trong công ty chuyên nhận xuất khẩu lao động Nhật Bản. Nếu vợ chồng tôi đồng ý thì chị sẽ nói con gái giúp chúng tôi sang Nhật làm việc trong 3 đến 5 năm. Số tiền kiếm được trong thời gian đó đủ để chúng tôi xây nhà, khởi nghiệp và có cuộc sống sung túc sau này.
Chị họ ngồi kể đủ thứ tốt về việc xuất khẩu lao động khiến chồng tôi xuôi lòng. Khi chị ấy về rồi, chồng hỏi tôi có muốn đi làm xa cùng anh không? Tôi không đồng ý vì tôi dự định khi con tròn 2 tuổi sẽ xin đi làm lại. Dù sao thì tôi vẫn thích làm việc ở trong nước hơn là sang nước ngoài. Tôi không muốn sống xa con, xa gia đình của mình.
Tôi nói chồng có thể đi nước ngoài 1 mình rồi 3 năm sau trở về với mẹ con tôi nhưng anh không chịu. Anh nói trong thời gian xa nhau, anh không đủ tin tưởng dành cho tôi. Nếu như tôi chịu không nổi sự cô đơn mà tìm kiếm người đàn ông khác thì chẳng phải việc anh chịu thiệt chịu khổ trở thành công cốc sao?
Tôi kể chuyện xuất khẩu lao động với bố mẹ, mẹ tôi cũng có suy nghĩ giống tôi. Bà muốn tôi ở lại để chăm sóc 2 con nhỏ, còn chồng tôi sang nước ngoài làm việc 1 thời gian. Còn nếu không thì cả 2 vợ chồng đều ở lại trong nước và chờ đợi tôi xin việc làm lại, lúc đó kinh tế sẽ ổn định hơn. Điều đáng nói là chồng tôi cứ nhắc mãi và hối thúc tôi làm hồ sơ để xuất khẩu lao động cùng anh. Con để lại cho bà nội bà ngoại chăm, hai vợ chồng đi 3-5 năm rồi trở về kinh tế sẽ khá giả, con cái lúc đó đến tuổi đi học là vừa. Nghe dự tính của chồng mà tôi hoang mang. Như thế thì chúng tôi quá vô trách nhiệm với con. Giờ tôi chẳng biết nên quyết định như thế nào nữa?