Tin Học 10 Kết Nối Tri Thức Bài 2 Sgk
Mở đầu trang 13 GDQP 12: Hình 2.1 thể hiện những thông tin gì của lực lượng quân đội và công an?Lời giải:- Hình 2.1a là quân hàm Thượng tá của sĩ quan lục quân Quân đội nhân dân Việt Nam- Hình 2.1b là quân hàm Thượng tá của sĩ quan Công an nhân dân Việt NamCâu hỏi trang 14 GDQP 12: Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam.Lời giải:♦ Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng- Tham mưu với Đảng và Nhà nước về đường lối, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc;- Quản lí nhà nước về lĩnh vực quân sự, quốc phòng trong phạm vi cả nước;- Tổ chức thực hiện việc xây dựng, quản lí, chỉ huy quân đội nhân dân, dân quân tự vệ.♦ Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tổng Tham mưu và Tổng cục Chính trị- Bộ Tổng Tham mưu: Chỉ huy, điều hành, xây dựng phát triển lực lượng và huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu của quân đội nhân dân và dân quân tự vệ.- Tổng cục Chính trị: Đảm nhiệm công tác Đảng, công tác chính trị trong toàn quân.♦ Chức năng, nhiệm vụ của Quân khu, quân đoàn- Quân khu: Chỉ đạo công tác quốc phòng và xây dựng tiềm lực quân sự trong thời bình chỉ đạo, chỉ huy lực lượng vũ trang địa phương trong thời chiến, để bảo vệ lãnh thổ quân khu- Quân đoàn: Đơn vị cơ động lớn nhất của Lục quân, có nhiệm vụ bảo vệ các địa bàn chiến lược trọng yếu của quốc gia.Câu hỏi trang 16 GDQP 12: Nêu cách nhận biết các bậc quân hàm của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam dựa vào cấp hiệu.Lời giải:- Cấp bậc quân hàm+ Cấp bậc quân hàm của sĩ quan gồm ba cấp, mười hai bậc. Cấp tướng có bốn bậc (Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân; Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân; Thượng tướng, Đô đốc Hải quân; Đại tướng), cấp tá có bốn bậc (Thiếu tá, Trung tá, Thượng tá, Đại tá); cấp uý có bốn bậc (Thiếu uý, Trung uý, Thượng uý, Đại uý).+ Cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan có ba bậc (Hạ sĩ, Trung sĩ, Thượng sĩ), binh sĩ có hai bậc (Binh nhì, Binh nhất).- Cấp hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là biểu trưng thể hiện cấp bậc trong ngạch quân sự của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong đó:+ Cấp hiệu của Bộ đội Biên phòng có nền màu xanh lá cây, viền màu đỏ;+ Cấp hiệu của Cảnh sát biển có nền màu xanh dương, viền màu vàng;+ Cấp hiệu của Quân chủng Phòng không - Không quân có nền màu vàng, viền màu xanh hòa bình;+Cấp hiệu của Hải quân có nền màu vàng, viền màu tím than.+ Cấp hiệu của quân nhân chuyên nghiệp tương tự như cấp hiệu của sĩ quan, chỉ khác trên nền cấp hiệu có một đường màu hồng ở chính giữa theo chiều dọc.Câu hỏi trang 17 GDQP 12: Nêu cách nhận biết các lực lượng trong Quân đội nhân dân Việt Nam dựa vào phủ hiệu ở hình 2.6.Lời giải:Nhận biết các lực lượng trong Quân đội nhân dân Việt Nam dựa vào phủ hiệu ở hình 2.6.- Nền, hình phù hiệu: Nền phù hiệu hình bình hành; trong đó:+ Lục quân mầu đỏ tươi;+ Bộ đội Biên phòng mầu xanh lá cây;+ Phòng không - Không quân mầu xanh hòa bình;+ Hải quân mầu tím than.+ Nền phù hiệu của cấp tướng có viền mầu vàng rộng 5 mm ở 03 cạnh.- Hình phù hiệu có mầu vàng, trong đó:+ Binh chủng hợp thành - Bộ binh: Hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo;+ Phòng không - Không quân: Hình sao trên đôi cánh chim;+ Hải quân: Hình mỏ neo;+ Bộ đội Biên phòng: Hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo, trên vòng tròn không khép kín, trên hình vòng cung có ký hiệu đường biên giới Quốc gia;+ Tăng - Thiết giáp: Hình xe tăng nhìn ngang;+ Pháo binh: Hình hai nòng súng thần công đặt chéo;+ Công binh: Hình cuốc, xẻng trên nửa bánh xe răng;+ Thông tin: Hình sóng điện;+ Hóa học: Hình tia phóng xạ trên hình nhân ben-zen;+ Đặc công: Hình dao găm đặt trên khối bộc phá, dưới có mũi tên vòng;Câu hỏi trang 17 GDQP 12: Hãy tìm hiểu về phù hiệu của các lực lượng khác trong Quân đội nhân dân Việt Nam.Lời giải:Phù hiệu của các lực lượng khác trong Quân đội nhân dân Việt Nam (căn cứ theo hình phù hiệu)+ Bộ binh cơ giới: Hình xe bọc thép đặt trên thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo;+ Bộ đội nhảy dù: Hình máy bay trên dù đang mở;+ Tên lửa: Hình tên lửa trên nền mây;+ Cao xạ: Hình khẩu pháo cao xạ;+ Ra-đa: Hình cánh ra-đa trên bệ;+ Hải quân đánh bộ: Hình mỏ neo trên thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo;+ Ngành Hậu cần - Tài chính: Hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo, dưới có bông lúa;+ Quân y, thú y: Hình chữ thập đỏ trong hình tròn;+ Ngành Kỹ thuật: Hình com-pa trên chiếc búa;+ Lái xe: Hình tay lái trên nhíp xe;+ Cơ quan tiến hành tố tụng, kiểm soát quân sự: Hình mộc trên hai thanh kiếm đặt chéo;+ Quân nhạc: Hình chiếc kèn và sáo đặt chéo;+ Thể dục thể thao: Hình cung tên;+ Văn hóa nghệ thuật: Hình biểu tượng âm nhạc và cây đàn.Câu hỏi trang 17 GDQP 12: Nêu cách nhận biết các lực lượng trong Quân đội nhân dân Việt Nam dựa vào trang phục ở hình 2.7Lời giải:- Về mũ Kêpi+ Lục quân: Đỉnh mũ kêpi có màu olive sẫm, thành mũ màu đỏ+ Phòng không - Không quân: Đỉnh mũ màu xanh đậm, thành mũ màu xanh hòa bình;+ Hải quân: Đỉnh mũ màu trắng, thành mũ màu tím than.- Về áo khoác và quần:+ Lục quân: có màu olive sẫm;+ Phòng không - Không quân: có màu xanh đậm+ Hải quân: áo màu trắng, quần màu tím than.- Bít tất:+ Lục quân và Bộ đội Biên phòng màu olive sẫm;+ Phòng không - Không quân màu xanh đậm;+ Hải quân màu trắng.Câu hỏi trang 18 GDQP 12: Em hãy nêu chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức trong Công an nhân dân Việt Nam.Lời giải:♦ Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công an- Tham mưu với Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm;- Quản lí nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;- Trực tiếp đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.♦ Chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức trực thuộc Bộ Công an- Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: Tham mưu, hướng dẫn và thực hiện quản lí nhà nước về an ninh mạng, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ bảo vệ an ninh mạng và phòng, chống tội phạm mạng theo quy định của pháp luật.- Cục Cảnh sát hình sự: Tham mưu, hướng dẫn và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ trong phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lí các tội phạm về trật tự xã hội.- Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý: Tham mưu, hướng dẫn và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lí các loại tội phạm về ma tuý.- Cục Cảnh sát quản lí hành chính về trật tự xã hội: Tham mưu, hướng dẫn và thực hiện quản lí nhà nước về trật tự xã hội; thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để phục vụ công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.- Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ: Tham mưu, hướng dẫn và thực hiện quản lí nhà nước về phòng cháy, chữa cháy; thực hiện các biện pháp nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định.- Cục Cảnh sát giao thông: Tham mưu, quản lí nhà nước và tổ chức thực hiện bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội địa; phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm và vi phạm trật tự, an toàn xã hội trên các tuyến giao thông theo quy định.- Bộ Tư lệnh Cảnh vệ: Tham mưu và thực hiện công tác cảnh vệ để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, khách quốc tế đến thăm và làm việc tại Việt Nam, các khu vực trọng yếu và các sự kiện đặc biệt quan trọng.- Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động: Tham mưu và thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.Câu hỏi trang 20 GDQP 12: Nêu cách nhận biết cấp bậc hàm của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân Việt Nam dựa vào cấp hiệu.Lời giải:- Cấp bậc hàm+ Cấp bậc hàm của sĩ quan nghiệp vụ có ba cấp, mười hai bậc: Cấp tướng có bốn bậc (Thiếu tướng, Trung tướng, Thượng tướng, Đại tướng); cấp tá có bốn bậc (Thiếu tá, Trung tá, Thượng tá, Đại tá); cấp uý có bốn bậc (Thiếu uý, Trung uý, Thượng uý, Đại uý).+ Cấp bậc hàm của sĩ quan chuyên môn kĩ thuật có hai cấp, bảy bậc: Cấp tá có ba bậc (Thiếu tá, Trung tá, Thượng tá); cấp uý có bốn bậc (Thiếu uý, Trung uý, Thượng uý, Đại uý). ý có bón bậc (Thiếu+ Cấp bậc hàm của hạ sĩ quan (chuyên môn, kĩ thuật, nghĩa vụ) có ba bậc (Hạ sĩ, Trung sĩ, Thượng sĩ); chiến sĩ nghĩa vụ có hai bậc (Binh nhì, Binh nhất) .- Cấp hiệu của Công an nhân dân Việt Nam là biểu trưng thể hiện cấp bậc hàm trong công an của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam.Câu hỏi trang 21 GDQP 12: Em hãy nêu cách nhận biết một số lực lượng chuyên môn của Công an nhân dân Việt Nam thông qua trang phục.Lời giải:- Cảnh sát nhân dân + Thông thường đa số các lực lượng cảnh sát đều được chia thành 2 mẫu là trang phục xuân-hè và trang phục thu-đông.+ Cả hai mẫu đều sử dụng quần âu màu mạ non, giày thấp cổ da màu đen, tất màu mạ non, mũ kêpi màu mạ non có viền dạ đỏ ở vành mũ, lưỡi trai màu nâu nhạt. Riêng mũ kêpi cấp tướng có lưỡi trai bọc dạ đen, có gắn hai cành tùng. Áo sơ mi xuân-hè cộc tay màu mạ non, nẹp bong. Áo sơ mi thu-đông dài tay màu trắng. Áo vest thu-đông 4 túi, cổ áo kiểu veston, cà vạt màu mạ non. Thắt lưng màu nâu đậm, mặt khóa thắt lưng màu vàng.- An ninh nhân dân: Trang phục của lực lượng An ninh nhân dân được chia làm hai mẫu là xuân-hạ và thu-đông. Trang phục xuân-hạ có áo sơ mi màu cỏ úa tay ngắn, nẹp bong, có bật vai đeo cấp hiệu. Quần âu màu rêu sẫm. Mũ kepi màu rêu sẫm, lưỡi trai đen.- Cảnh sát cơ động :+ Đồng phục của cảnh sát cơ động gồm quần dài bỏ ống quần vào trong ống giày bót cao, áo tay dài màu đen cổ bẻ, đối với cảnh sát đặc nhiệm thì có hàng chữ Police màu trắng trên nên đen dọc trước ngực và ngang trên lưng áo.+ Còn đối với cảnh sát cơ động bình thường thì có dòng chữ CSCĐ màu đỏ nền vàng phản quang dọc trước ngực và ngang trên lưng áo. Mũ bảo vệ trùm kín đầu. Khi tác chiến còn trang bị thêm áo chống đạn hoặc áo vũ trang nhiều túi màu đen.- Cảnh sát giao thông: Trang phục như là cảnh phục phổ thông, nhưng quần, áo và nón kepi màu vàng da, mang găng tay màu trắng khi làm nhiệm vụ điều khiển giao thông.- Cảnh sát phòng cháy chữa cháy: Đồng phục phòng cháy chữa cháy được thiết kế theo quy định như áo có màu xanh dương thẫm và may dây phản quang 5cm ở tay và hông, trước và sau. Mặt trước của gấu tay xếp 2 ly về phía sau, gắn băng gai trên 2 lớp, gắn mặt phải măng séc, trên 2 lớp gắn mặt trong măng séc.Luyện tập 1 trang 21 GDQP 12: Hãy nêu tên một số tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Tổ chức nào thuộc cơ quan quân sự địa phương?Lời giải:- Hệ thống tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam gồm:+ Bộ Quốc phòng.+ Các cơ quan Bộ Quốc phòng: Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, ...+ Các quân khu: Quân khu 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9. Quân khu có Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện và các đơn vị khác.+ Các đơn vị: Quân đoàn, quân chủng, binh chủng, Bộ Tư lệnh, ... Ở từng đơn vị có sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội, trung đội, tiểu đội và các cấp tương đương.+ Các cơ quan nghiên cứu, học viện nhà trường, cơ quan tư pháp quân đội; các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, bệnh viện, đoàn kinh tế - quốc phòng và tổ chức khác thuộc Bộ Quốc phòng.- Tên gọi của cơ quan quân sự địa phương các cấp như sau:+ Cấp thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, Hải Phòng): Bộ Tư lệnh;+ Cấp tỉnh: Bộ chỉ huy quân sự tỉnh;+ Cấp thành phố thuộc tỉnh, cấp thị xã, khu, phố, huyện: Ban chỉ huy quân sự thành phố, thị xã, khu phố, huyện.+ Cấp xã: Ban chỉ huy xã đội.Luyện tập 2 trang 21 GDQP 12: Em hãy cho biết quân nhân trong các trường hợp sau đây có cấp bậc quân hàm gì và thuộc quân, binh chủng nào của Quân đội nhân dân Việt Nam của. Giải thích.a) Quân nhân mặc trang phục màu xanh lá cây; mang cầu vai có nền màu vàng, viền màu đỏ; trên cầu vai có một gạch ngang và bốn sao.b) Quân nhân mang trang phục màu xanh lá cây; mang cầu vai có nền màu xanh lá cây, viền màu vàng; trên cầu vai có hai gạch ngang và hai sao.c) Quân nhân mặc trang phục có áo sơ mi ngắn tay màu trắng, quần màu tím than; mang cầu vai có nền màu vàng, viền màu tím than; trên cầu vai có một gạch ngang và ba sao.d) Quân nhân mặc trang phục có áo sơ mi ngắn tay màu xanh hoà bình, quần màu xanh đậm; mang cầu vai có nền màu vàng, viền màu xanh hoà bình, ở giữa có đường dọc màu hồng; trên cầu vai có một gạch ngang và một sao.Lời giải:- Trường hợp a.+ Cấp bậc quân hàm: Đại úy+ Quân chủng, binh chủng: Lục quân- Trường hợp b.+ Cấp bậc quân hàm: Trung tá+ Quân chủng, binh chủng: Bộ đội biên phòng- Trường hợp c.+ Cấp bậc quân hàm: Thượng úy+ Quân chủng, binh chủng: Hải quân- Trường hợp d.+ Cấp bậc quân hàm: Thiếu úy (quân nhân chuyên nghiệp)+ Quân chủng, binh chủng: phòng không – không quânLuyện tập 3 trang 21 GDQP 12: So sánh cấp bậc hàm, cấp hiệu của sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ với sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kĩ thuật trong Công an nhân dân Việt Nam.Lời giải:- Cấp bậc hàm của sĩ quan nghiệp vụ có ba cấp, mười hai bậc: Cấp tướng có bốn bậc (Thiếu tướng, Trung tướng, Thượng tướng, Đại tướng); cấp tá có bốn bậc (Thiếu tá, Trung tá, Thượng tá, Đại tá); cấp uý có bốn bậc (Thiếu uý, Trung uý, Thượng uý, Đại uý).- Cấp bậc hàm của sĩ quan chuyên môn kĩ thuật có hai cấp, bảy bậc: Cấp tá có ba bậc (Thiếu tá, Trung tá, Thượng tá); cấp uý có bốn bậc (Thiếu uý, Trung uý, Thượng uý, Đại uý).- Cấp bậc hàm của hạ sĩ quan (chuyên môn, kĩ thuật, nghĩa vụ) có ba bậc (Hạ sĩ, Trung sĩ, Thượng sĩ); chiến sĩ nghĩa vụ có hai bậc (Binh nhì, Binh nhất).Vận dụng trang 21 GDQP 12: Em hãy kể tên và nêu chức năng, nhiệm vụ một tổ chức trong Quân đội hoặc Công an nhân dân trên địa bàn tỉnh, thành phố em sinh sống (hoặc em biết).Lời giải:♦ Chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức trực thuộc Bộ Công an- Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: Tham mưu, hướng dẫn và thực hiện quản lí nhà nước về an ninh mạng, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ bảo vệ an ninh mạng và phòng, chống tội phạm mạng theo quy định của pháp luật.- Cục Cảnh sát hình sự: Tham mưu, hướng dẫn và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ trong phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lí các tội phạm về trật tự xã hội.- Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý: Tham mưu, hướng dẫn và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lí các loại tội phạm về ma tuý.- Cục Cảnh sát quản lí hành chính về trật tự xã hội: Tham mưu, hướng dẫn và thực hiện quản lí nhà nước về trật tự xã hội; thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để phục vụ công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.- Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ: Tham mưu, hướng dẫn và thực hiện quản lí nhà nước về phòng cháy, chữa cháy; thực hiện các biện pháp nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định.- Cục Cảnh sát giao thông: Tham mưu, quản lí nhà nước và tổ chức thực hiện bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội địa; phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm và vi phạm trật tự, an toàn xã hội trên các tuyến giao thông theo quy định.- Bộ Tư lệnh Cảnh vệ: Tham mưu và thực hiện công tác cảnh vệ để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, khách quốc tế đến thăm và làm việc tại Việt Nam, các khu vực trọng yếu và các sự kiện đặc biệt quan trọng.- Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động: Tham mưu và thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Xem online sách giáo khoa Văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức
Bài 10: Sách - Người bạn đồng hành
DOWNLOAD file SGK Văn 8 tập 2 Kết nối tri thức
Trả lời câu hỏi mục 1 trang 109 SGK Lịch sử 10
1. Em hiểu thế nào về khái niệm văn minh Đại Việt?
Đọc lại nội dung ý a, mục 1 trang 109
Văn minh Đại Việt là những sáng tạo vật chất và tinh thần tiêu biểu của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.
2. Hãy phân tích cơ sở hình thành văn minh Đại Việt. Theo em, cơ sở nào là quan trọng nhất? Vì sao?
B1: Đọc lại nội dung ý b, mục 1 trang 109.
B2: Đưa ra các cơ sở để hình thành văn minh Đại Việt.
B3: Đánh giá cơ sở quan trọng nhất.
Văn minh Đại Việt hình thành qua:
+ Quá trình sinh sống, lao động và thích ứng với điều kiện tự nhiên và cuộc đấu tranh trong hơn 1000 năm Bắc thuộc để giành độc lập và bảo tồn văn hóa dân tộc.
+ Quá trình chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc tạo điều kiện cho nền văn minh Đại Việt phát triển rực rỡ.
+ Văn minh Đại Việt tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài về tư tưởng, chính trị, giáo dục...
- Theo em, cơ sở quan trọng nhất để hình thành văn vinh Đại Việt là trải qua quá trình sinh sống và lao động và đấu tranh bảo vệ nền độc lập.
Vì trải qua hơn 2000 năm lịch sử, ngay từ khi Bắc thuộc, người dân Đại Việt dần thích ứng với điều kiện xã hội, môi trường sau đó đã sáng tạo nên những tinh hoa văn hóa mang đậm nét Đại Việt.
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 110 SGK Lịch sử 10
Hãy nêu khái quát tiến trình phát triển văn minh Đại Việt qua các triều đại thông qua trục thời gian.
B2: Khái quát tiến trình thông qua trục thời gian.
Tiến trình văn minh Đại Việt qua các triều đại thông qua trục thời gian:
Trả lời câu hỏi mục 3.a trang 111 SGK Lịch sử 10
Hãy nêu thành tựu tiêu biểu về chính trị của văn minh Đại Việt.
B1: Tìm hiểu nền chính trị của văn minh Đại Việt.
B2: Nêu các thành tựu tiêu biểu.
Thành tựu tiêu biểu về chính trị của văn minh Đại Việt:
- Mô hình quân chủ Trung ương tập quyền đạt đến đỉnh cao vào thời Lê sơ.
+ Trung ương: quyền lực tập chung chủ yếu vào tay nhà vua, giúp việc cho vua có quan lại và đại thần.
+ Địa phương: Chia thành các đạo, bên dưới đạo là phủ, huyện, xã.
- Nhìn chung, mô hình bộ máy nhà nước Đại Việt đều phát triển theo hình thức trên, tuy nhiên tùy vào từng thời kỳ sẽ có ít nhiều thay đổi.
- Một số cuộc cải cách về mặt chính trị trong giai đoạn Đại Việt: cải cách Hồ Quý Ly (thế kỷ XV), cải cách Lê Thánh Tông (1462), cải cách Minh Mạng (1831-1832).
Trả lời câu hỏi mục 3.b trang 114 SGK Lịch sử 10
1. Hãy nêu một số thành tựu tiêu biểu về kinh tế của văn minh Đại Việt.
Đọc lại kiến thức mục 3.b tr 111, Sách Lịch sử 10 - KNTT.
- Lúa nước là cây lương tự chính.
- Thành lập các cơ quan chuyên trách, bảo vệ sức kéo, khai hoang, áp dụng kĩ thuật tiến bộ, du nhập và cải tạo giống cây mới.
- Các nghề: đục gỗ, chạm khắc đá, giấy, sơn mài, kim hoàn….
- Cục Bách tác: sản xuất các hàng độc quyền của triều đình: tiền, vũ khí, trang phục.
- Thời Lý: trang Vân Đồn (Quảng Ninh)…
- Thế kỉ XVII, các công ty như Công ty Đông Ấn Hà Lan, Công ty Đông Ấn Anh và thương nhân Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á… đến Đại Việt buôn bán.
2. Kể tên một số làng nghề thủ công có từ thời kì này mà còn tồn tại đến ngày nay.
Tìm hiểu thông tin qua internet.
Một số làng nghề thủ công còn tồn tại đến ngày nay như: làng lụa Vạn Phúc (Hà Nội), Gốm (Bát Tràng), tranh sơn dầu (Đông Hồ).
Trả lời câu hỏi mục 3.c trang 115 SGK Lịch sử 10
Hãy cho biết một số nét nổi bật trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của văn minh Đại Việt.
Đọc lại nội dung mục 3.c tr 114, Sách Lịch sử 10 - KNTT.
+ Trong triều đình: từ thời Lý đã hình thành tín ngưỡng thờ thần Đồng Cổ.
+ Trong dân gian: tục lệ thờ Thành hoàng làng, tín ngưỡng thờ Đạo Mẫu…
- Tôn giáo: Chủ yếu ảnh hưởng bởi 3 tôn giáo lớn là Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Đến năm 1533 Công giáo mới xuất hiện và gây ảnh hưởng tới người dân.
Trả lời câu hỏi mục 3.d trang 117 SGK Lịch sử 10
1. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, nền giáo dục, khoa cử của Đại Việt có điểm gì nổi bật?
Đọc lại nội dung mục 3.d tr 116, Sách Lịch sử 10 - KNTT kết hợp tìm hiểu qua Internet.
Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, nền giáo dục, khoa cử của Đại Việt có điểm nổi bật:
- Sau khi đất nước ổn định, từ thời Lý trở đi đã có nhiều chính sách khuyến khích giáo dục.
- Các kì thi được tổ chức đều đặn hơn, đây là nguồn chính để tuyển chọn quan lại, đỉnh cao trong giáo dục Đại Việt phải nhắc đến nhà Lê sơ - tổ chức được 26 khoa thi, lấy 1000 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.
2. Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục, khoa cử?
B1: Đọc lại nội dung mục 3.d tr 116, Sách Lịch sử 10 - KNTT
B2: Tham khảo câu trả lời 1 mục 3.d
B3: Đưa ra nhận định của bản thân.
- Các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục, khoa cử vì:
+ Để đất nước phát triển đầu tiên bộ máy chính trị phải ổn định, những người trong giai cấp thống trị phải là người tài giỏi, phải có năng lực.
+ Những người đỗ đạt làm quan có thể là những người ở tầng lớp thấp trong xã hội, hiểu được cuộc sống của nhân dân => đưa ra nhiều giải pháp phù hợp với tình hình thực tế.
+ Những người tài giỏi sẽ đưa ra mưu lược, đối sách ngoại giao trước sự lăm le xâm lược của các nước láng giềng
+ Vì vậy các khoa thi được mở ra nhằm tuyển chọn nhân tài trong cả nước, không quan tâm nguồn gốc xuất thân, tạo ra tính công bằng trong mỗi cuộc thi, từ đó giúp vua trị quốc.
Trả lời câu hỏi mục 3.e trang 117 SGK Lịch sử 10
Hãy trình bày những thành tựu tiêu biểu về chữ viết và văn học của văn minh Đại Việt.
Đọc lại nội dung mục 3.e tr 117, Sách Lịch sử 10 - KNTT
Thành tựu tiêu biểu về chữ viết và văn học của văn minh Đại Việt:
+ Chữ Hán được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc và được sử dụng rộng rãi.
+ Thế kỉ VIII người ta sáng tạo ra chữ Nôm
+ Đầu thế kỉ XVI, phát triển và hoàn thiện của chữ Quốc ngữ.
- Về văn học: gồm 2 bộ phận: văn học dân gian và văn học viết.
+ Văn học dân gian: phản ánh đời sống xã hội, đúc kết các kinh nghiệm sống, được lưu truyền và bổ sung qua các thế hệ, gồm các thể loại như: truyền thuyết, sử thi, cổ tích, ngụ ngôn, ca dao...
+ Văn học viết: thể hiện tình yêu đất nước, niềm tin tôn giáo, được sáng tác bằng chữ Hán, Nôm gồm các thể loại: thơ, phú, hịch...
Trả lời câu hỏi mục 3.g trang 118 SGK Lịch sử 10
1. Nêu nhận xét về nghệ thuật của Đại Việt thời kì trung đại.
B1: Đọc lại nội dung mục 3.g tr 118, Sách Lịch sử 10 - KNTT
B2: Tham khảo các tài liệu internet, sách, báo về nghệ thuật Đại Việt thời trung đại
B3: Nhận xét về nghệ thuật Đại Việt thời trung đại.
Nghệ thuật Đại Việt thời trung đại có khá nhiều điểm nổi bật trên tất cả các lĩnh vực: Kiến trúc – điêu khắc, tranh dân gian, nghệ thuật biểu diễn. Nghệ thuật thời này phát triển đối với cả tầng lớp thống trị và trong dân gian, tạo ra những giá trị to lớn về vật chất và tinh thần cho mọi tầng lớp trong xã hội.
2. Nếu những thành tựu tiêu biểu về nghệ thuật của văn minh Đại Việt. Thành tựu nào khiến em ấn tượng nhất? Vì sao?
B1: Đọc lại nội dung mục 3.g tr 118, Sách Lịch sử 10 - KNTT
B2: Liệt kê những thành tựu tiêu biểu nhất.
B3: Giải thích tại sao lại ấn tượng về thành tựu mà em chọn.
Hoa Lư (thời Đinh – Tiền Lê), Thăng Long (Thời Lý, Trần, Hồ)…, các chùa, tháp, đền, miếu….
Đạt đến đỉnh cao. Có những công trình chạm khắc trên kiến trúc, tượng…
Gồm tranh thờ và tranh chơi Tết
+ Biểu diễn cung đình: Nhã nhạc cung đình…
+ Biểu diễn dân gian: tuồng, chèo, múa rối, hát văn….
Thành tựu khiến em ấn tượng nhất là kiến trúc, điêu khắc. Vì kiến trúc và điêu khắc xuất hiện từ rất sớm, khi nhà nước thành lập kiến trúc đã xuất hiện vì vậy mỗi công trình kiến trúc và điêu khắc như “linh hồn” của triều đại đó.
Trả lời câu hỏi mục 3.h trang 121 SGK Lịch sử 10
Hãy nêu một số thành tựu cơ bản của văn minh Đại Việt về khoa học kĩ thuật. Hãy lựa chọn và giới thiệu về thành tựu tiêu biểu nhất.
B1: Đọc lại nội dung mục 3.h tr 121, Sách Lịch sử 10 - KNTT
B2: Tìm hiểu thêm các thành tựu về khoa học kĩ thuật qua internet, sách.
B3: Lựa chọn và giới thiệu thành tựu tiêu biểu nhất.
Sử ký của Đỗ Thiện; Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu; Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam thực lục, Khâm định Việt sử thông giám cương mục…
Dư địa chí, Hoàng Việt thống nhất dư địa chí, Đại Nam nhất thống chí, Hồng Đức bản đồ, Đại Nam nhất thống toàn đồ.
Đạt được thành tựu về lý luận và kỹ thuật:
+ Về lý luận: Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư của Trần Quốc Tuấn, Hồ trướng khu cơ của Đào Duy Từ.
+ Về kỹ thuật: chế tạo ra súng thần cơ, đóng thuyền chiến cỡ lớn (thế kỉ XVI), đúc các loại đại bác, thuyền chiến trang bị đại bác và vận dụng các kĩ thuật của phương Tây (thế kỉ XVI – XVII)
Có nhiều danh y nổi tiếng như: Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông…
Thành tựu tiêu biểu mà em thích nhất là:
- Súng thần cơ (hay súng thần công) được chế tạo dưới thời Hồ, là một bước tiến mới trong lĩnh vực quân sự của Đại Việt giai đoạn bấy giờ.
- Cấu tạo súng “thần cơ” bao gồm: Thân súng dài 44 cm, nòng súng dài 5 cm, trục quay, thước ngắm, lỗ điểm hỏa, khối hậu. Trong đó khối hậu được đúc kín chứa thuốc nổ, nòng súng chứa những trái đạn, trục quay để điều chỉnh góc bắn, lỗ điểm hỏa để châm ngòi và thường được gắn thân bánh xe ở trục quay để cơ động
Trả lời câu hỏi mục 4 trang 122 SGK Lịch sử 10
1. Em hãy nêu nhận xét về một số ưu điểm và hạn chế của văn minh Đại Việt.
Tham khảo các tài liệu sách, báo, internet.
+ Phát triển nông nghiệp lúa nước từ rất sớm.
+ Xã hội xuất phát từ cơ sở “làng xã” tạo thêm tính “cố kết cộng đồng.
+ Phật giáo và Nho giáo được đề cao củng cố kỉ cương, khuôn mẫu của xã hội.
+ Phát triển không đều giữa nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.
+ Hạn chế sự sáng tạo, phát triển của từng cá nhân.
+ Đề cao Phật giáo, Nho giáo tạo ra những suy nghĩ lạc hậu, lỗi thời… là mầm mống cho sự xâm lược của phương Tây.
+ Các phát minh về khoa học kĩ thuật chưa nhiều.
2. Em hãy phân tích ý nghĩa của văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam.
Tham khảo các tài liệu qua sách, báo, internet.
Ý nghĩa của văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam:
- Khẳng định quá trình lịch sử xây dựng và bảo vệ tổ quốc của người dân Đại Việt.
- Nền văn minh mang đậm bản sắc dân tộc trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các văn minh bên ngoài.
- Là nền tảng để chúng ta thành công trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, vượt qua các khó khăn, thử thách.
- Chứng minh sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực trong lịch sử, tạo nên niềm tin, sức mạnh cho chúng ta trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm sau này.
Trả lời câu hỏi mục Luyện tập trang 122 SGK Lịch sử 10
1. Lập bảng thống kê những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt theo gợi ý dưới đây:
B1: Xem lại mục 3 trang 110, Sách Lịch sử 10 - KNTT
B2: Thống kê các thành tựu tiêu biểu.
+ Tổ chức nhà nước: mô hình quân chủ chuyên chế tập quyền.
+ Luật pháp: bộ luật: Hình thư, Hình luật, Quốc triều hình luật, Hoàng Việt luật lệ.
+ Quản lý hiệu quả đất nước từ trung ương đến địa phương.
+ Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, một số điều bảo vệ đến tầng lớp yếu trong xã hội.
+Nông nghiệp: Phát triển cây lúa nước. Thành lập các cơ quan chuyên trách, tích cực khai hoang mở rộng diện tích đất.
+Thủ công nghiệp: Thành lập Cục Bách tác; trong dân gian xuất hiện các làng nghề.
+Thương nghiệp: Nhà Lý cho xây dựng trang Vân Đồn trao đổi hàng hóa, thế kỉ XVI-XVII trao đổi với phương Tây.
+ Tạo ra của cải, phục vụ cho nhu cầu sử dụng của người dân và trao đổi buôn bán với bên ngoài.
+Thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Đại Việt giai đoạn bấy giờ.
+Tín ngưỡng dân gian: tín ngưỡng thờ thần Đồng Cổ và thờ Thành hoàng làng, đạo Mẫu trong dân gian.
+Tôn giáo: Phật giáo, Nho giáo, Công giáo
+ Làm đa dạng hóa tín ngưỡng tâm linh của người dân Đại Việt.
+ Gây ảnh hưởng lớn đối với các quyết định của giai cấp thống trị
Giáo dục, khoa cử xuất hiện từ thời Lý, đạt đến đỉnh cao thời Lê sơ.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyển chọn quan lại.
+ Người dân có tinh thần học tập, sáng tạo phát triển đất nước.
+ Chữ viết:chữ Hán, chữ Nôm, thế kỉ XVI: chữ Quốc ngữ.
+Văn học: gồm là văn học dân gian và văn học viết, phản ánh xã hội, đúc kết kinh nghiệm sống.
+ Giúp ghi chép chính xác các sự kiện lịch sử.
+Để lại kinh nghiệm cho thế hệ sau. Làm phong phú thêm kho tàng văn học Việt Nam
+ Kiến trúc, điêu khắc: Cố đô Hoa Lư, Kinh thành Thăng Long, chùa, tháp…
+Điêu khắc: khắc trên công trình kiến trúc, điêu khắc tượng…
+Tranh dân gian: tranh thờ và tranh Tết.
+Nghệ thuật biểu diễn: nhã nhạc cung đình, ca trù, hát văn…..
+ Tạo nên những giá trị văn hóa, tinh thần cho Đại Việt bấy giờ và sau này.
+ Làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân.
+Sử học: Sử học: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử lược, Trùng hưng thực lục, Lam Sơn thực lục, Đại Việt sử kí toàn thư,…
+Địa lý: Dư địa chí, Nghệ An ký, Hồng Đức bản đồ….
+Khoa học kỹ thuật: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư…; về kỹ thuật đóng thuyền chiến, đại bác…
+Y học: Các danh y Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông…
+ Ghi chép lại các sự kiện lịch sử đã diễn ra, vạch ra ranh giới giữa các khu vực.
+ Để lại những kinh nghiệm, chiến lược, vũ khí để bảo vệ đất nước.
+ Nhiều phương thuốc quý được áp dụng vào trong đời sống.
2. Chứng minh những thành tựu văn minh Đại Việt là sự kế thừa, phát triển các thành tựu của nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng từ bên ngoài.
B1:Xem lại mục 3 trang 110, Sách Lịch sử 10 - KNTT
B2: Tìm hiểu qua Internet, sách, báo… về những ảnh hưởng từ bên ngoài đến Đại Việt
- Văn minh Đại Việt là sự kế thừa, phát triển:
- Văn minh Đại Việt được kế thừa và phát triển dựa trên văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
- Từ nền nông nghiệp lạc hậu, sơ khai là trồng lúa nước, người dân Đại Việt đã phát triển, lai tạo ra những giống lúa năng xuất hơn, ngon hơn, trồng các loại rau củ quả và du nhập các loại giống từ các miền.
- Đồ trang sức được duy trì và nâng cao hơn, từ đó xuất hiện các nghề thủ công, làng nghề thủ công.
- Tinh thần đoàn kết, chống giặc ngoại xâm được duy trì và phát triển vào các thời kỳ.
- Văn minh Đại Việt tiếp thu có chọn lọc:Văn minh Đại Việt tiếp thu nhiều các thành tựu từ phương Đông và phương Tây:
- Khi Bắc thuộc, nước ta chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa phương Bắc nhưng ta chỉ tiếp thu có chọn lọc những văn minh như chữ viết, tư tưởng…
- Sang đến giai đoạn Đại Việt, bộ máy thống trị đã tiếp thu mô hình cai trị đất nước của Trung Quốc, chỉnh sửa và áp dụng vào Đại Việt…
- Tiếp thu chữ Hán, sáng tạo ra chữ Nôm và tiếp thu chữ Quốc ngữ….
- Tiếp thu văn minh của phương Tây nhưng chọn lọc những văn minh phù hợp với Đại Việt….
3. Có ý kiến cho rằng: Văn minh Đại Việt là sự kế thừa, phát triển rất phong phú, đa dạng và mang tính dân tộc sâu sắc. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Đọc lại nội dung mục 3, trang 110, Sách Lịch sử 10 - KNTT
Em đồng tình với ý kiến trên. Vì:
- Văn minh Đại Việt kế thừa những thành tựu từ văn minh Văn Lang - Âu Lạc, sau đó làm phong phú và đa dạng văn minh hiện tại qua các thành tựu trên các lĩnh vực
- Văn minh Đại Việt mang tính dân tộc sâu sắc khi tiếp nhận Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo từ bên ngoài nhưng hòa lẫn với tư tưởng, tình cảm, tín ngưỡng, truyền thống của mình để tạo nên lối sống và cách ứng xử riêng.
Trả lời câu hỏi mục Vận dụng trang 122 SGK Lịch sử 10
1. Theo em, mỗi cá nhân cần làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của những thành tựu văn minh Đại Việt thời đại ngày nay?
B1: Tham khảo qua internet, sách… về những thành tựu của văn minh Đại Việt.
Để bảo tồn và phát huy những thành tựu của văn minh Đại Việt chúng ta cần:
+ nắm rõ tiến trình lịch sử của dân tộc và những thành tựu mà tổ tiên ta đã để lại.
+ Đưa ra các biện pháp bảo tồn những thành tựu của văn minh Đại Việt.
+ Tuyên truyền về văn minh Đại Việt đến người dân và khuyến khích mọi người bảo tồn, phát huy văn minh Đại Việt…
2. Lựa chọn thành tựu thuộc một lĩnh vực của văn minh Đại Việt, thực hiện theo nhóm (tổ) cùng sưu tầm tư liệu và xây dựng một vài thuyết trình (bài viết, sơ đồ hoặc đoạn phim ngắn) rồi trình bày trước lớp.
Học sinh chọn thành tựu và trình bày.
Video phục dựng 3D về Thăng Long- Đại Việt