Nhập Khẩu Có Nghĩa Là Gì
FOB là gì? Tại sao đây là một điều khoản giao hàng trong Incoterm được áp dụng rộng rãi trong mua bán hàng hóa quốc tế.
Điểm giống nhau giữa CIF và FOB
Cả FOB và CIF đều là điều kiện thuộc Incoterm 2010, được khuyến cáo áp dụng cho hoạt động vận tải đường thủy nội bộ cũng như đường biển. Đây cũng là hai điều kiện được sử dụng thường xuyên và thông dụng nhất.
Về vấn đề trách nhiệm, cả FOB và CIF đều có vị trí chuyển đổi rủi ro ở lan can boong tàu (Cảng ĐI). Thêm vào đó, hai điều kiện cũng quy định Bên bán (Seller) sẽ thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu và Bên mua (buyer) sẽ chịu trách nhiệm cho thủ tục nhập khẩu.
Theo quy định của CIF, người bán phải có trách nhiệm mua bảo hiểm cho lô hàng được vận chuyển – thông thường sẽ có giá trị hợp đồng bảo hiểm sẽ tương đương với 110% giá trị của đơn hàng.
Ngược lại với FOB, hợp đồng CIF sẽ yêu cầu người bán có trách nhiệm thuê tàu vận chuyển, người mua hoàn toàn không chịu trách nhiệm. Lan can boong tàu vẫn sẽ là vị trí chuyển đổi trách nhiệm giữa bên bán và bên mua, tuy nhiên trong CIF, trách nhiệm của cùng của người bán sẽ là ở Cảng ĐẾN – tức là cảng nơi dỡ hàng và bàn giao cho người mua.
Kiểm tra – Đóng gói – Ký hiệu hàng hoá
Người bán sẽ có trách nhiệm chi trả toàn bộ phí cho việc kiểm tra cũng như quản lý chất lượng của lô hàng. Bên cạnh đó, người bạn cũng cần thông báo cho người mua nếu hàng hóa được đóng gói đặc biệt.
Người mua sẽ phải chịu mọi chi phí phát sinh trong trường hợp lô hàng bị hải quan nước xuất khẩu thực hiện kiểm tra.
Cách tính giá FOB tính như thế nào?
Như đã nói ở trên giá FOB (FOB price) là giá tại cửa khẩu nước xuất khẩu ( phí vận chuyển ra cảng + phí làm thủ tục xuất khẩu + thuế + phí phát sinh trước khi hàng hóa lên tàu).
Cách tính giá FOB cụ thể như sau:
Giá FOB = Giá hàng hóa thành phẩm + phí nâng hạ container + phí kéo container nội địa + phí mở tờ khai hải quan + phí xin giấy chứng nhận xuất xứ ( nếu yêu cầu) + phí kẹp trì + phí hun trùng kiểm dịch.
Nhập khẩu trực tiếp
Tham gia vào hình thức này, bên mua và bên bán sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng với nhau. Các điều khoản và quyền lợi trong hợp đồng thương mại do hai bên tự thống nhất, không bị ràng buộc bởi một đơn vị trung gian nào.
Đây là hình thức được sử dụng khá phổ biến bởi cách thức đơn giản, nhanh chóng. Theo đó, bên nhập khẩu cần nghiên cứu kỹ về thị trường để xác định sản phẩm hay dịch vụ cần nhập. Sau đó tìm kiếm đối tác phù hợp, ký kết và thực hiện hợp đồng, tự bỏ vốn, chịu mọi rủi ro và chi phí trong giao dịch…
Đối với loại nhập khẩu ủy thác, không chỉ có sự tham gia của bên mua và bên bán mà còn có một bên thứ 3 (đơn vị trung gian). Hình thức này được sử dụng khi người mua hàng thuê một đơn vị khác (ủy thác) đứng ra thay họ nhập khẩu hàng hóa.
Những cá nhân hay doanh nghiệp mới thường gặp khó khăn khi tự nhập hàng, phần lớn do thiếu kinh nghiệm và không am hiểu về thương mại quốc tế, hoặc không đủ tư cách pháp nhân. Do đó, ủy thác cho một đơn vị trung gian sẽ giúp cho việc nhập lô hàng được nhanh chóng và suôn sẻ.
Trách nhiệm của bên nhận ủy thác là phải cung cấp thông tin về thị trường, giá cả, khách hàng, những điều kiện có liên quan đến đơn hàng được ủy thác, ký kết hợp đồng và thực hiện các thủ tục liên quan đến nhập khẩu.
Với hình thức này, doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu ủy thác không phải bỏ vốn, không cần xin hạn ngạch cũng như không phải tìm kiếm đối tác, giá cả… Đổi lại bên ủy thác sẽ trả phí dịch vụ cho bên nhận ủy thác.
Buôn bán đối lưu hay còn gọi là nhập khẩu hàng đổi hàng, được thực hiện song song với hoạt động xuất khẩu. Hình thức này không dùng tiền tệ mà dùng hàng hóa làm phương tiện trao đổi. Hàng hóa dùng để nhập - xuất có giá trị tương đương nhau.
Tạm nhập tái xuất là hình thức hàng hóa được đưa vào Việt Nam nhưng không để tiêu thụ mà để xuất sang nước thứ 3 nhằm thu lợi nhuận. Hoạt động này bao gồm cả xuất khẩu và nhập khẩu, mục đích là để thu ngoại tệ.
Với nhập khẩu gia công, bên nhận gia công sẽ nhập nguyên liệu từ bên xuất khẩu về để sản xuất theo yêu cầu của hợp đồng giữa hai bên.
Xét về tính chất, hình thức nhập khẩu gia công và xuất khẩu gia công giống nhau. Mục đích đều là gia công theo yêu cầu của các nước khác.
Các trách nhiệm và nghĩa vụ khác
Phía người bán sẽ phải hỗ trợ cung cấp những thông tin và chứng từ cần có để đảm bảo cho việc vận chuyển và giao hàng tới điểm đích thành công.
Người mua sẽ có trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí phát sinh để lấy được những chứng từ liên quan cần thiết.
Doanh nghiệp nên nhập hàng theo FOB hay CIF?
Doanh nghiệp nên căn cứ vào kinh nghiệm xuất nhập khẩu của công ty để lựa chọn điều kiện nhập hàng hợp lý.
Với doanh nghiệp đã có kinh nghiệm nền tảng về xuất nhập khẩu hoặc có quy mô nhập hàng lớn FOB sẽ là sự lựa chọn thích hợp nhất. Với hình thức FOB, doanh nghiệp sẽ dễ dàng kiểm soát được cước vận chuyển, chi phí chuyển hàng vì việc đặt tàu là do doanh nghiệp tự chọn.
Nhờ vậy mà sẽ tối ưu được một khoản chi phí đáng kể. Đồng thời, dễ dàng nắm bắt các thông tin của lô hàng và kịp thời hỗ trợ khi có vấn đề phát sinh.
Với doanh nghiệp lần đầu tiên nhập hàng hoặc chưa có kinh nghiệm nhập hàng hay thu mua khối lượng nhỏ thì CIF là điều kiện phù hợp và được yêu thích hơn cả.
Tuy rằng việc nhập theo Giá CIF sẽ cao hơn giá FOB, do các chi phí đến từ người bán. Song doanh nghiệp sẽ không bị loay hoay hay mất thời gian tìm kiếm đơn vị tàu, đơn vị bảo hiểm và mọi trách nghiệp sẽ được bên cung cấp đảm nhiệm.
Doanh nghiệp bạn không cần phải mất thời gian tìm tàu và hãng bảo hiểm hàng, mọi trách nhiệm bên cung cấp sẽ lo.
Lý do khiến các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn xuất khẩu FOB là gì?
Việc lựa chọn xuất khẩu theo FOB giúp doanh nghiệp nhanh chóng bán được hàng, kết thúc hợp đồng vận tải và chấm dứt toàn bộ trách nghiệm về hàng hóa sau khi chúng được xếp hoàn tất lên tàu.
Phần lớn công ty Việt Nam xuất khẩu nguyên nhiên liệu, hàng linh kiện, sản phẩm thô, bán thành phẩm. Do đó giá trị gia tăng thấp cũng như nhu cầu xoay vòng vốn nhanh và mạnh.
Thêm đó là kinh nghiệm về hoạt động xuất khẩu hàng còn non nớt nên sẽ để nhà mua hàng chịu các trách nhiệm còn lại.
Nói cách khác, việc FOB được lựa chọn làm hình thức xuất khẩu phổ biến là do doanh nghiệp Việt Nam còn chưa đủ năng lực cạnh tranh để lựa chọn xuất khẩu theo hình thức khác.
Nếu bạn làm về xuất nhập khẩu thì chắc chắn đã nắm rõ định nghĩa này. Tuy nhiên, nếu là người mới, bạn có thể hiểu theo cách đơn giản, nhập khẩu là việc nhập hàng hóa, nguyên vật liệu từ các quốc gia khác trên thế giới về Việt Nam để tiêu thụ hoặc phục vụ sản xuất.
Đây là cách hiểu thông thường của hầu hết mọi người. Theo Wikipedia và Luật thương mại định nghĩa này được thể hiện chi tiết hơn:
“Nhập khẩu” được hiểu là các giao dịch liên quan về hàng hóa, dịch vụ từ một nguồn bên ngoài thông qua đường biên giới quốc gia. Đây là hoạt động kinh doanh trên phạm vi quốc tế, không phải dạng bán buôn riêng lẻ mà được điều hành dưới một hệ thống, bao gồm cả các tổ chức bên trong lẫn bên ngoài quốc gia nhập khẩu. Sự trao đổi hàng hóa, nguyên vật liệu, dịch vụ này sẽ dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá mà tiền tệ được dùng làm môi giới.
Hình thức này rất được ưa chuộng bởi thủ tục đơn giản, chi phí thấp. Đó là hoạt động trao đổi mua bán của những người dân sinh sống gần đường biên giới giữa hai nước có biên giới liền kề. Ví dụ người dân nước ta ở các vùng cửa khẩu như Mộc Bài, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai… thường xuyên nhập khẩu tiểu ngạch từ Trung Quốc nông sản, quần áo, vải vóc,…Phù hợp giao dịch nhỏ, hạn chế là tính ổn định không cao, nhiều rủi ro.
Cũng là hình thức nhập khẩu hàng từ các nước liền kề. Nhưng nhập khẩu chính ngạch sẽ có quy mô lớn hơn, hàng được nhập qua các cửa khẩu với chế độ kiểm duyệt kỹ lưỡng về chất lượng, an toàn vệ sinh,…mức thuế phí cao hơn nhiều so với tiểu ngạch và phải đóng đầy đủ trước khi thông quan.