Các Giáo Lý Của Phật Giáo
Múc đích tối thượng của Đạo Phật là gì? Đó là sự giải thoát. Muốn giải thoát thì phải cắt đứt mọi khổ đau. Theo Đức Phật nguyên nhân của mọi đau khổ đều bắt nguồn từ vô minh, cũng vì vô minh mà con người luôn phải đấu tranh, tranh giành để thỏa mãn các ham muốn của cái ngã cá nhân, khiến con người vướng vào bể khổ triền miên, gây ra những hậu quả, nghiệp báo ở kiếp sau. Muốn thoát khỏi vô minh thì phải buông bỏ. Buông bỏ lòng tham vật chất, quyền lực, dục vọng, danh vọng và cả cái tôi v.v... hãy nhìn vào đó và suy nghĩ rằng nó có phù hợp với cơ quan quyền lực như GHPGVN không? Khi trong tay những bậc tu sĩ có địa vị cao xa kia là quyền lực, là của cải, là các chùa chiền, thiền viện nguy nga tráng lệ... Như vậy họ đã và đang thực hành theo Pháp nào của đức Phật? Sẽ có người nói rằng: Họ đang tu tập và chưa thành Phật nên họ cũng chưa thoát khỏi những thứ đó. Tuy nhiên, theo giáo lý của Đức Phật. Một vị tu sĩ trước tiên phải buông bỏ đi tất cả những thứ đó để một lòng tu tập. "Biểu tượng" Là việc cạo đầu. Tuy nhiên biểu tượng cũng chỉ là biểu tượng, là hình ảnh đơn thuần nếu bên trong không thực sự buông bỏ. Vì vậy, những nhà sư đó trên thực tế không có tư cách để điều hành một tôn giáo của một quốc gia. Bản thân còn tu tập chưa tới nơi tới chốn thì có tư cách gì để cất nhắc, để loại bỏ, để ra hình phạt hay trục xuất những tu sĩ khác?
Những Người Phụ Trách Lớp Học và Các Sinh Hoạt
Một giảng viên lớp giáo lý có thể chọn những người phụ trách lớp học, chẳng hạn như một chủ tịch, các phó chủ tịch và một thư ký. Trước tiên, giảng viên liên lạc với cha mẹ và giám trợ của mỗi học sinh để có sự chấp thuận. Những người phụ trách lớp học đều không được tán trợ hay phong nhiệm. Họ có thể giúp giảng viên thực hiện các bổn phận thường xuyên trong lớp học và khuyến khích các học sinh khác tham dự và tham gia.
Các giảng viên lớp giáo lý không nên cung cấp các sinh hoạt ngoài giờ học thường lệ hoặc ở xa lớp học. Trường hợp ngoại lệ đòi hỏi sự chấp thuận từ các vị lãnh đạo chức tư tế địa phương.
Các học sinh lớp giáo lý có thể học hỏi một cách hiệu quả hơn và gia tăng sự cải đạo của họ nếu họ thường xuyên tham dự lớp học, tham gia, và học thánh thư ở bên ngoài lớp học. Khi làm những việc này, họ cũng có được tín chỉ của lớp giáo lý mỗi năm và có thể tốt nghiệp lớp giáo lý.
Một số học sinh có thể khó có được tín chỉ của lớp giáo lý do gặp khó khăn trong việc đọc hoặc vì các lý do khác. Giảng viên có thể thích ứng những điều kiện cho phù hợp với nhu cầu của những học sinh này. Người đại diện Lớp Giáo Lý &và Viện Giáo Lý có thể yêu cầu thích ứng toàn bộ chương trình. Những sự thích ứng này cần có sự chấp thuận từ Văn Phòng Trung Ương Lớp Giáo Lý &và Viện Giáo Lý.
Để tốt nghiệp lớp giáo lý, một học sinh cần phải có bốn năm tín chỉ và nhận được sự chứng thực của các vị lãnh đạo Giáo Hội từ một thành viên của giám trợ đoàn. Sự chứng thực này xác minh rằng một học sinh là xứng đáng và cam kết sống theo các tiêu chuẩn của phúc âm.
Mỗi năm giáo khu đều tổ chức lễ tốt nghiệp lớp giáo lý. Sự kiện này được hoạch định bởi một thành viên của chủ tịch đoàn giáo khu hoặc một ủy viên hội đồng thượng phẩm. Người đại diện Lớp Giáo Lý &và Viện Giáo Lý có thể giúp đỡ. Để biết thêm thông tin, xin xem A Guide to Seminary and Institute Graduation Exercises (Sách Hướng Dẫn về Lễ Tốt Nghiệp Lớp Giáo Lý và Lễ Công Nhận của Viện Giáo Lý).
Lớp Giáo Lý Trùng với Giờ Học Khác
Tại một số khu vực ở Hoa Kỳ và Canada, các luật pháp địa phương cho phép học sinh rời khỏi trường và tham dự lớp giáo lý trong giờ học. Hội Đồng Giáo Dục của Giáo Hội chấp thuận nơi nào loại lớp giáo lý này được sử dụng. Để biết thêm thông tin về lớp giáo lý trùng với giờ học khác, xin xem Released-Time Seminary trên trang mạng ChurchofJesusChrist.org.
Viện giáo lý cung cấp các lớp học phúc âm vào ngày thường trong tuần để củng cố đức tin và chứng ngôn nơi Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm phục hồi của Ngài. Tất cả những người thành niên trẻ tuổi độc thân từ 18 đến 30 tuổi nên được khuyến khích tham dự các lớp học của viện giáo lý cho dù họ còn đang đi học hay không.
Nhiều khu vực không có các lớp học của viện giáo lý đặt trong khuôn viên trường đại học. Trong những trường hợp này, các chủ tịch giáo khu có thể thành lập các lớp học của viện giáo lý dựa vào giáo khu. Các vị lãnh đạo chức tư tế và nhân viên Lớp Giáo Lý &và Viện Giáo Lý phối hợp những sự sắp xếp.
Những chỉ dẫn bổ sung để thiết lập và điều hành các lớp học của viện giáo lý dựa vào giáo khu, lập kế hoạch cho các cơ sở, kêu gọi các giảng viên và công nhận thành tích của sinh viên có sẵn tại Stake Institute trên trang mạng ChurchofJesusChrist.org.
Các chủ tịch đoàn giáo khu có thể muốn cung cấp các lớp học về tôn giáo cho những người thành niên từ 31 tuổi trở lên. Những lớp học này không phải là một chức năng của Lớp Giáo Lý &và Viện Giáo Lý và không được gọi là các lớp học của viện giáo lý. Tuy nhiên, các tài liệu về chương trình giảng dạy của viện giáo lý có thể được sử dụng cho các lớp học.
Ở Nam bộ, trước cách mạng tháng tám (năm 1945) xuất hiện hai tôn giáo mới đó là đạo Cao đài và Phật giáo Hòa Hảo. Sự ra đời của Phật giáo Hòa Hảo có liên quan đến đặc trưng của Phật giáo. Bài viết này sẽ tìm hiểu về giáo lý, luật lệ, lễ nghi và cơ cấu tổ chức của Phật giáo Hòa Hảo.
Thứ nhất về Kinh sách: Giáo lý Phật giáo Hòa Hảo được thể hiện trong cuốn "Sấm giảng thi văn toàn bộ" của Đức Huỳnh Giáo chủ do Ban phổ thông Giáo lý Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo xuất bản năm 1966. Tâp sách này chia làm hai phần là "Sấm giảng giáo lý" và "Thi văn Giáo lý", trong đó:
* Sấm giảng giáo lý: được coi là phần nói về giáo lý Phật giáo Hòa Hảo mang tính sấm truyền của ông Huỳnh Phú Sổ - người sáng lập Phật giáo Hòa Hảo. Sấm giảng có 06 quyển gồm:
Quyến một với tựa đề "Sấm giảng khuyên người đời tu niệm" với 912 câu thơ được viết vào năm 1939 sau khi ông Huỳnh Phú Sổ làm lễ khai đạo. Nội dung quyển này, ông Huỳnh Phú Sổ tiên tri về thời vận, từ đó khuyên con người tu hành chân chính.
Quyển 2 với tựa đế "Kệ dân của người khùng" với 476 câu thơ viết tại làng Hòa Hảo vào cuối năm 1939. Nội dung quyển này, ông Huỳnh Phú Sổ lên án các hoạt động mê tín dị đoan đang lan tràn khắp đất nước, khuyên mọi người tu niệm để được cứu rỗi những ngày hạ nguyên tận diệt.
Quyển 3 với tựa đề "Sấm giảng" gồm 612 câu thơ viết tại làng Hòa Hảo vào cuối năm 1939. Nội dung quyển này, ông Huỳnh Phú Sổ phê phán thói sấu bị lôi cuốn theo đời sống vật chất tầm thường và khuyên con ngươi tu nhân tích đức để chuyển nghiệp.
Quyển 4 với tựa đề "Giấc mê tâm kệ" với 846 câu thơ viết năm 1939. Nội dung quyển này ông Huỳnh Phú Sổ thuyết giảng về giáo lý nhà Phật như: Tứ diệu đế, Ngũ uẩn, Bát chánh đạo... để người đời tu học.
Quyển 5 với tựa đề "Khuyến thiện" với 756 câu thơ được viêt năm 1941 tại Chợ Quán, Sài Gòn. Nội dung quyển này, ông Huỳnh Phú Sổ kể lại thân thế sự nghiệp của Phật Thích Ca để từ đó khuyên mọi người hãy noi gương Phật Thích Ca để tu hành theo pháp môn Tịnh độ.
Quyển 6 với tựa đề "Những điểu sơ lược cần biết của người tu hiền" được viết tại Sài Gòn năm 1945 bằng văn xuôi theo kiểu tản văn. Nội dung quyển này, ông Huỳnh Phú Sổ giải thích thêm về Tứ ân, Tam nghiệp, Thập thiện, Bát chánh đạo theo cách hiểu của đạo Phật và trình bày về các nghi thức cúng lễ, hành đạo.
* Thi Văn giáo lý: gồm có 253 bài văn vần và văn xuôi được xếp theo thứ tự thời gian từ năm 1939 đến năm 1947. Đối với tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, nếu Sấm giảng giáo lý được coi là sự mạc khải của Tiên phật cho con người mà Đức Huỳnh giáo chủ linh ứng thì phần Thi văn giáo lý lại được coi là lời luận giải giáo lý của Đức Huỳnh giáo chủ.
Người sáng lập Phật giáo Hòa Hảo
Theo sách Sấm giảng thi văn toàn bộ thì Giáo lý Phật giáo Hòa Hảo gồm có hai phần đó là Học Phật và Tu nhân. Có ý kiến cho rằng nếu gọi là Giáo lý của Phật giáo Hòa Hảo thì chỉ có phần học Phật, còn phần tu Nhân chỉ là lối sống đạo. Tuy nhiên để hiểu được nét đặc trưng của giáo thuyết Phật giáo Hòa Hảo thì cần hiểu cả hai quan niệm về học Phật và tu Nhân.
* Phần học Phật: Phật giáo Hòa Hảo dựa vào giáo lý của Phật giáo nhưng khi giải thích lại tập trung vào ba pháp môn chính là Ác pháp, Chân pháp và Thiện Pháp, trong đó:
- Ác pháp: là các pháp làm trở ngại cho thiện pháp, làm cho con người ô nhiễm thân tâm, gây nên tội lỗi và vướng mãi trong vòng luân hồi sinh tử, thuộc về các pháp có các lý thuyết như:
+ Tam nghiệp là thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp tạo ra mười điều các là: sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói dối hai mặt, nói điều ác, nói khoác lác, tham lam, giận giữ, si mê.
+ Thất tình: là bảy trạng thái tình cảm: buồn, yêu, ghét, vui, giận, sướng, muốn.
+ Lục dục là sáu điều ham muốn:danh, tài, sắc, hư, tật
+ Ngũ uẩn là năm thứ mê hoặc tham, sân, si, nhân, ngã mà trở nên đần độn, ngu si, tối tăm cản trở con người đến chỗ siêu thoát (nguyên gốc Ngũ uẩn là lý thuyết rất quan trọng của đạo Phật khi nói về 05 yếu tố là: sắc, thụ, tưởng, hành, thức tạo nên con người)
+ Tứ đổ tường là bốn bức tường làm cho con người sa ngã, tăm tối, tội lỗi là: cờ bạc, rượu chè, trai gái, danh vọng.
- Chân pháp: là các pháp phá tan những mê hoặc tối tăm để bừng sáng về trí tuệ tiến tới giác ngộ chân lý. Thuộc về Chân pháp có các thuyết như:
+ Tứ diệu đến gồm có 04 chân lý, trong đó: tập đế là khi mới vào tu; diệt đế là phải diệt trừ các ác pháp; khổ đế là nhẫn nại, nhịn khổ trong tu tập; đạo đế là đạt đến bậc giác ngộ - thành đạo ( nguyên gốc tứ diệu đế là bốn chân lý cao siêu của Phật khi nói về sự khổ của con người).
+ Thập nhị nhân duyên là 12 nhân duyên chằng chịt tạo ra chuỗi dây nhân quả của vòng luân hồi sinh tử mà con người vướng vào không thoát ra được.
+ Ngũ trược là năm thứ nhơ bẩn làm ô nhiễm nhân tâm nên mải say đắm trong cõi trần ai tục lụy
- Thiện pháp: là các pháp lành mà con người cần tu tập để gây thiện duyên, sửa trị thân tâm cho thanh sạch để chứng các quả vị Phật. Thuộc về Thiện pháp có các thuyết như:
+ Bát chính đạo: là 08 con đường tu hành chân chính, nếu ai theo sẽ diệt trừ được các ác pháp do thân, khẩu, ý tạo ra, cụ thể: chính kiến, chính nghiệp, chính mạng sẽ diệt trừ ác pháp về thân; chính ngữ diệt trừ ác pháp về khẩu và chính tư duy, chính tinh tiến, chính định, chính niệm sẽ diệt trừ ác pháp về ý.
+ Bát nhẫn là 08 điều nhẫn nhịn để vượt qua những thử thách trong xử thế và tu tập, trong đó: nhẫn năng xử thế là giữ cách xử xự với đời; nhẫn giới là giữ nghiêm giới luật; nhẫn hương lân là giữ hòa khí đối với cộng đồng, làng xóm; nhẫn phụ mẫu là giữ đức kính trọng, hiếu thảo với cha mẹ; nhẫn tâm là giữ lòng an định; nhẫn tính là giữ cho tính tình điềm đạm; nhẫn đức là giữ cho đức độ, hòa nhã và nhẫn thành là giữ thành tâm, thành tín.
* Phần tu nhân: giáo thuyết Phật giáo Hòa Hảo nhấn mạnh việc tu học theo Tứ ân tức là bốn điều ân nghĩa: Ân tổ tiên cha mẹ, Ân đất nước, Ân đồng bào, Ân tam bảo. Phật giáo Hòa Hảo giải thích cụ thể như sau:
- Ân tổ tiên cha mẹ: Mỗi con người sinh ra được nuôi dưỡng trưởng thành là nhờ công lao cha mẹ, nhưng công sinh thành ra cha mẹ là ông bà tổ tiên. Do đó phải sống có hiếu với cha, mẹ, ông, bà, tổ tiên. Muốn đền ơn cha mẹ phải nghe lời răn dạy, không làm điều xấu để phiền lòng cha mẹ; phải chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ nhất là lúc cha, mẹ ốm đau, già yếu. Muốn đền ơn ông bà tổ tiên, không được làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Nếu tổ tiên có làm gì sai lầm gieo rắc đau thương cho con cháu thì phải quyết chí tu cầu để rửa nhục. Đây là ân nghĩa đầu tiên quan trọng nhất trong Tứ đạo.
- Ân đất nước: Mỗi người phải ân nghĩa với đất nước, quê hương vì đó là nơi nuôi ta sống và ông và tổ tiên ta thường sống, đó là nơi cho ta thuần phong mỹ tục, nâng tâm hồn ta lên và nâng bước ta đi. Mỗi con người phải yêu đất nước, yêu quê hương; tùy theo tài lực của mình mà làm cho quê hương giàu mạnh. Mỗi con người phải có trách nhiệm bảo vệ đất nước khi bị ngoại xâm và nhất là không phản bội Tổ quốc, làm tay sai cho ngoại bang.
- Ân đồng bào, nhân loại: mỗi con người phải sống ân nghĩa với đồng bào của mình, những người sống trong cùng đất nước, cùng màu da, tiếng nói, cùng đất nước, cùng tổ tiên con rồng cháu lạc. Phải sống ân nghĩa với những người xung quanh đã từng chia sẻ với nhau niềm vui, nỗi buồn, từng giúp đỡ nhờ cậy trong lúc khó khăn, hoạn nạn. Không những thế mỗi con người phải ân nghĩa với đồng loại, nhân sinh, không phân biệt màu da, chủng tộc, sang hèn, giàu nghèo.. theo tinh thần từ bi hỉ xả, vô ngã vị tha không gây thù hằn, không vì bản thân, dân tộc mình mà gây hại cho người khác, dân tộc khác.
- Ân tam bảo: Tam bảo là Phật, Pháp, Tăng. Ân Tam bảo là ghi nhớ công ơn Phật, Pháp, Tăng đã khai mở trí tuệ cứu vớt chúng sinh khỏi vòng trầm luân khổ ải. Bổn phận của mỗi con người phải noi theo tiền nhân tôn kính Tam bảo, tu rèn thân tâm để tiến trên con đường giải thoát.
Như vậy với những giáo thuyết như đã nói ở trên phần tu Nhân của Phật giáo Hòa Hảo là sự kế thừa và tiếp nối tư tưởng Tứ đại trọng ân của Phật thầy Tây An mà trực tiếp là Tứ ân hiếu nghĩa của ông Ngô Lợi. Phật giáo Hòa Hảo chủ trương vừa học Phật vừa tu nhân. Học Phật tạo nên đức, tu nhân tạo nên công. Có công đức mới nhanh chóng trở thành bậc tiền nhân được. Tuy nhiên, trong hai phần học Phật và tu Nhân, Phật giáo Hòa Hảo đặc biệt coi trọng phần tu Nhân. Phật giáo Hòa Hảo cho rằng phần tu Nhân phải dựa trên căn bản đạo đức, trước hết là đạo làm người vì "Thiên kinh vạn điển, hiếu nghĩa vi tiên"; thậm chí Phật giáo Hòa Hảo cho rằng không thực hiện được tu nhân thì không có học Phật được, hoặc có học Phật cũng chả có ý nghĩa gì.
Với giáo lý học Phật tu Nhân nêu trên, ông Huỳnh Phú Sổ cho rằng Phật giáo Hòa Hảo là một môn phái đặc sắc nhất trong các môn phái của Phật giáo. Nó sẽ khắc phục được các hạn chế của Phật giáo là có quá nhiều kinh sách, triết lý cao siêu, trừu tượng chỉ phù hợp trong việc giáo hóa cho một số rất ít người có điều kiện xuất gia tu hành. Còn Phật giáo Hòa Hảo mang tính chất phổ quát phù hợp với căn cơ của đại đa số chúng sinh, những cư sĩ tại gia. Pháp môn học Phật và tu Nhân của Phật giáo Hòa Hảo sẽ nhanh chóng đào tạo ra nhiều người hiền, có công đức trong chúng sinh.
Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo là những cư sĩ tại gia nên việc thờ phượng và hành đạo rất đơn giản, chủ yếu được tiến hành tại gia đình. Phật giáo Hòa Hảo chỉ thờ Phật, thờ các vị anh hùng dân tộc. Phật giáo Hòa hảo không thờ thần thánh không rõ căn tích.
Phật giáo Hòa Hảo thờ Phật nhưng không bằng tượng cốt, tranh ảnh mà thờ tấm vải Trần Dà (là tấm vải màu nâu) thay cho tấm vải Trần Điều (là tấm vải màu đỏ) của Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương với cùng một quan niệm Phật tức tâm, tâm tức Phật; ông Huỳnh Phú Sổ đã giải thích việc đổi thờ Trần Điều thành Trần Dà như sau: Từ trước, chúng ta thờ Trần Điều là di tích của Phật thầy Tây An để lại. Nhưng gần đây có nhiều kẻ sai phép, sai với tôn chỉ của đức Phật nên toàn thể trong đạo của chúng ta đổi lại màu dà. Lại nữa, từ trước đến giờ các sư vẫn dùng màu dà để biểu hiện cho sự thoát tục của mình và màu ấy là màu kết hợp của tất cả các màu sắc khác nên có thể tượng trưng cho sự hòa hiệp của nhân loại, không phân biệt chủng tộc và cá nhân.
Ở mỗi gia đình của Phật giáo Hòa Hảo có 03 bàn thờ: Bàn thờ Phật cao nhất chỉ treo tấm Trần Dà; bàn thờ tổ tiên đặt dưới bàn thờ Phật; bàn thờ thông thiên thờ ngoài trời, ở trước cửa nhà. Sau này tín đồ Phật giáo Hòa Hảo còn thờ ảnh của ông Huỳnh Phú Sổ, thường được đặt dưới tấm Trần Dà. Lễ phẩm cúng Phật hay cúng trời đất ở bàn thông thiên chỉ có hương, hoa và nước lạnh. Nước lạnh thể hiện sự trong sạch, hoa thể hiện sự tinh khiết, hương thơm xua đuổi tà khí. Ông Huỳnh Phú Sổ khuyên tín đồ không nên làm giỗ linh đình và tốn kém, bởi thánh thần và người chết không ăn được. Phật giáo Hòa Hảo tuyệt đối không dùng vàng mã khi cúng giỗ, vì cho rằng đó chỉ là những thứ giả tạo, không cần thiết.
Phật giáo Hòa Hảo không dùng kinh kệ của Phật giáo mà chỉ đọc sấm giảng của ông Huỳnh Phú Sổ và miện Lục tự Di Đà (sáu chữ Nam mô A Di Đà Phật) để tĩnh tâm. Do cách hành đạo niệm Lục tự Di Đà nên Phật giáo Hòa Hảo tự nhận mình là Pháp môn Tịnh độ Phật học tu nhân. Phật giáo Hòa Hảo không lạy người sống, trừ ông bà, cha, mẹ.
Hiện nay, Phật giáo Hòa hảo có các ngày lễ chính sau: Ngày 01 tháng giêng là tết Nguyên đán; ngày 15 tháng giêng là lễ Thượng nguyên; ngày 08/4 lễ Phật đản; ngày 18/5 lễ Khai đạo; ngày 15/7 lễ Trung nguyên; ngày 12/8 lễ Phật thầy Tây An; ngày 15/10 lễ Hạ nguyên; ngày 25/11 lễ sinh Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ; ngày 08 tháng chạp lễ Phật thành đạo. Trong các ngày lễ trên thì lễ Khai đạo và lễ sinh nhật Đức Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ là hai ngày lễ quan trọng. Ngoài ra, Phật giáo Hòa Hảo còn có các ngày lễ khác như lễ giỗ Đức Ông, Đức Bà (là bố, mẹ ông Huỳnh Phú Sổ), lễ vía Phật thầy Tây An và các đệ tử của ông...
Trong cuộc sống, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo thực hiện tám điều răn của ông Huỳnh Phú Sổ, xem đó như giới luật của đạo, cụ thể:
Một là không được uống rượu, hút thuốc phiện, chơi bời đàng điếm, phải giữ trọng luân lý tam cương, ngũ thường.
Hai là không được lười biếng, phải cần kiệm, sốt sắng lo làm ăn và lo tu luân chân chất; không được gây gổ lẫn nhau và luôn tha thứ cho nhau khi nóng giận.
Ba là không được ăn sài, trưng diện thái quá và lợi dụng tiền tài mà quên nhân nghĩa đạo lý, đừng sống ích kỷ và xu nịnh kẻ giàu, phụ người nghèo khó.
Bốn là không được kêu trời, phật, thần thánh mà sai, hoặc nguyền rủa thần thánh không can dự đến ta.
Năm là không ăn thịt trâu bò, chó và sát hại sinh vật mà cúng thần thánh vì thấn thánh không bao giờ dùng hối lộ mà tha tội cho ta, vì nếu can tội sẽ chịu tội; còn những hạng ăn đồ cúng mà hết bệnh là tà thần, nếu cúng kiếng mãi thì chúng quên ăn sẽ nhiễu hại ta.
Sáu là không đốt giấy tiền bạc, vàng mã, quần áo mà tốn tiền vô lý vì cõi Diêm Vương không bao giờ ăn hối lộ của ta, mà cũng không sai được nữa, phải để tiền lãng phí ấy cứu trợ cho những người đói rách, tàn tật.
Bảy là đứng trước mọi việc về sự đời và đạo đức phải suy xét cho minh lý rồi sẽ phán đoán sự việc ấy.
Tám là phải thương yêu lẫn nhau như con một cha, dìu dắt nhau vào đường đạo đức. Nếu ai giữ được trọn lành trọn sáng về nơi cõi Tây Phương an dưỡng mà học đạo cho hoàn toàn đặng trở lại cứu vớt chúng sinh.
Ngoài ra, Phật giáo Hòa hảo còn răn dạy tín đồ tôn trọng những người khác tín ngưỡng, nhất là không cậy đông người mà ức hiếp hoặc nói xấu, bài xích; không nên gây oán thù mà phải làm lành với họ. Đối với nhân sinh nói chung thì phải giữ mối quan hệ hòa hợp, gây thiện cảm lẫn nhau; đồng thời phải biết thương xót, giúp đỡ mọi người nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn. Phật giáo Hòa Hảo khuyến khích ăn chay trường, nhưng nếu không có điều kiện thì hàng tháng ăn chay bốn lần vào các ngày 14, 15, 29, 30 hoặc ngày mùng một nếu là tháng thiếu. Những ngày ăn mặn phải kiêng ăn thịt các con vật như trâu, bò, chó vì chúng có ích và sống gắn bó với con người.
Hôn nhân và tang ma Phật giáo Hòa Hảo đơn giản và tiến bộ. Phật giáo Hòa Hảo khuyên cha mẹ không ép buộc tình duyên con cái nhưng phải có bổn phận hướng dẫn, khuyên bảo chúng; không nên để con quá tự do mà thiếu kinh nghiệm làm cho chúng hư hỏng. Phật giáo Hòa Hảo khuyên không thách cưới bằng lễ vật hay tiền, tổ chức lễ cưới đơn giản, tiết kiệm. Hôn lễ và tang lễ của người theo Phật giáo Hòa Hảo cũng giống như người Việt, không có dấu ấn tôn giáo riêng. Ông Huỳnh Phú Sổ còn khuyên mọi người không khóc lóc trong tang lễ vì làm vậy sẽ cản trở sự siêu thoát anh linh của người chết.
Ngoài những vấn đề nêu trên, Phật giáo Hòa Hảo còn đề cập đến nhiều vấn đề khác của đời sống xã hội với thái độ tích cực như cấm tuyệt đối việc chơi cờ bạc, hút thuốc phiện và mê tín dị đoan; Phật giáo Hòa Hảo còn khuyên mọi người siêng năng học hành để mở rộng kiến thức và giúp cho việc tu học. Phật giáo Hòa Hảo khuyên tín đồ rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh vì thần thánh chỉ gần những kẻ trong sạch, nên nếu ai muốn được tiếp độ thì phải trong sạch cả tinh thần lẫn vật chất. Phật giáo Hòa Hảo không bắt mọi người để tóc dài, nhưng có lẽ một mặt noi theo Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ, mặt khác để chứng tỏ mình không bị ảnh hưởng bởi văn minh phương Tây nên đa số nam tín đồ Phật giáo Hòa hảo thường để tóc dài và búi tó. Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo thường mặc áo bà ba, áo dài màu đen hoặc màu dà (màu vàng).
Trước đây Phật giáo Hòa Hảo có quy định về nghi thức nhập đạo và ra đạo khá chặt chẽ, có phần gần giống như tổ chức chính trị. Người muốn nhập đạo cần có một số điều kiện như: Phải tự nguyện, có tuổi từ 18 trở lên, viết đơn xin gia nhập đạo, phải có 02 bổn đạo cũ giới thiệu và bảo lãnh, phải báo cho gia đình biết. Người vào đạo phải nguyện trước bàn thờ tổ tiên và tuyên thệ trước Tam bảo giữ gìn một đời một đạo cho đến ngày chung thân. Sau khi nhập đạo, mỗi người được nhận thẻ tín đồ, được tham gia sinh hoạt đạo và đóng nguyệt liễm.
Theo truyền thống, Phật giáo Hòa Hảo có 02 đối tượng tu hành đó là tu tại gia và tu xuất gia. Những người tu xuất gia hình thành hàng giáo phẩm trong đạo. Đối với người tu tại gia thì không có hàng giáo phẩm.
Thời kỳ đầu, Phật giáo Hòa Hảo do ông Huỳnh Phú Sổ - Giáo chủ cùng một số người thân tín lãnh đạo giáo hội. Đến giữa năm 1954, sau một quá trình chuẩn bị, ông Huỳnh phú Sổ đã lập ra Ban Trị sự ở các cấp. Tuy nhiên cùng lúc này tồn tại 02 dạng tổ chức bên cạnh Ban Trị sự các cấp đó là Đảng Dân xã và lực lượng vũ trang và trong giai đoạn này vì Phật giáo Hòa Hảo hướng đến nhiều đến hoạt động chính trị nên vai trò của Ban Trị sự lu mờ so với Đảng dân xã và tổ chức vũ trang.
Mãi đến năm 1960, vấn đề tổ chức của Phật giáo Hòa hảo mới được xem xét, củng cố lại, bắt đầu từ việc xây dựng lại Bản Điều lệ đề ngày 19/02/1963; sau đó đổi thành Bản Hiến chương đề ngày 06/12/1964. Tuy nhiên, gần 01 năm sau, tổ chức Giáo hội Phật giáo Hòa hảo mới được chính quyền Sài Gòn công nhận bằng sắc Luật 002/65 ngày 12/7/1965.
Hiến chương Giáo hội Phật giáo Hòa hảo xây dựng tổ chức theo cơ cấu 05 cấp là Trung ương, tỉnh, quận, xã, ấp, cụ thể: Cấp Trung ương đặt dưới sự lãnh đạo của Hội đồng Trị sự Trung ương và Hội đồng bảo pháp, trong đó: Hội đồng Trị sự Trung ương có 23 vị là trị sự viên (01 Hội trưởng, 02 Hội phó, 03 Cố vấn đoàn, 01 Chánh thư ký, 03 Phó thư ký, các Viện trưởng, Phó viện trưởng của các viện: Kiểm soát, Tài chính, Giáo lý, văn hóa- xã hội, tổ chức) và Hội đồng bảo pháp có 21 ủy viên. Ban Trị sự tỉnh có 17 thành viên. Ban Trị sự quận có có 11 thành viên. Ban Trị sự ấp có 09 thành viên. Nhiệm kỳ Hội đồng Trị sự Trung ương là 03 năm; Ban Trị sự tỉnh, huyện, xã là 02 năm; Ban Trị sự ấp là 01 năm.
Sau ngày giải phòng Miền Nam, do một số hoạt động chính trị nên chính quyền cách mạng đã ra thông báo giải tán Ban Trị sự các cấp của Phật giáo Hòa Hảo. Đến khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước đã tiếp tục xem xét, công nhận pháp nhân tổ chức giáo cho một số tôn giáo, trong đó có Phật giáo Hòa Hảo. Sau một thời gian chuẩn bị, dưới sự dẫn dắt của Ban vận động Phật giáo Hòa Hảo do ông Nguyễn Văn Tôn làm Trưởng ban, ngày 26/5/1999, Đại hội Đại biểu Phật giáo Hòa Hảo nhiệm kỳ I được tổ chức tại An Hòa tự (An Giang) và thông qua quy chế hoạt động và bầu Ban Đại diện Phật giáo Hòa Hảo cấp toàn đạo gồm có 11 thành viên do ông Nguyễn Văn Tôn làm Trưởng ban; Ban Đại diện Phật giáo Hòa Hảo là bước quá độ để tiến tới thành lập Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo.
(xưa thuộc làng Hòa Hảo, nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang).
Sau 06 năm hoạt động (từ 1999-2004), ngày 08-09/6/2004, Đại hội nhiệm kỳ II của Phật giáo Hòa Hảo đã được tổ chức long trọng tại An Hòa tự với sự tham dự của 571 đại biểu tín đồ. Đại hội đã thông qua Hiến chương của Phật giáo Hòa Hảo và suy cử Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo. Sau đó ngày 28/6/2004 được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban ban Tôn giáo Chính phủ đã ra văn bản chấp thuận Bản Hiến chương 2004 và danh sách 21 vị trong Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo nhiệm kỳ 2004-2009 do ông Nguyễn Văn Tôn làm Trưởng ban và các ông Nguyễn Tấn Đạt, Bùi Văn Đương, Thái Văn Năng Nguyễn Huy Diễm làm Phó trưởng ban.
Bản Hiến chương năm 2004 xác định đường hướng hoạt động là "Vì đạo pháp, vì dân tộc thực hiện tôn chỉ học Phật, tu Nhân, tại gia cư sĩ; giáo huấn tín đồ về Tứ ân (ân tổ tiên, cha mẹ; ân đất nước; ân tam bảo; ân đồng bào và nhân loại), 08 điều răn cấm và giáo lý chơn truyền của đức Huỳnh giáo chủ, cứu giúp người nguy khó, tương trợ trong quan, hôn, tang, tế và thực hiện hữu ích cho xã hội, cho nhơn sanh".
Theo bản Hiến chương 2004, cơ cấu tổ chức Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo được hình thành 02 cấp: Ban Trị sự Trung ương và Ban Trị sự xã (phường); ngoài ra ở cấp tỉnh có Ban Đại diện. Ban Trị sự Trung ương có 21 thành viên. Giúp việc cho Ban Trị sự Trung ương có các bộ phận chuyên môn là: Văn phòng, Ban tài chính, Ban Phổ truyền giáo lý, Ban tổ chức và nhân sự, Ban từ thiện xã hội và Ban kiểm soát. Nhiệm kỳ Ban Trị sự Trung ương là 05 năm. Trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo đặt tại chùa An Hòa Tự, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Ban Trị sự cấp xã có từ 05 đến 07 thành viên, gồm Trưởng ban, Phó trưởng ban, Thư ký và Trị sự viên. Tùy theo yêu cầu đạo sự, Phó ban trị sự sẽ kiêm phụ trách các mảng từ thiện xã hội, phổ truyền giáo lý, tài chính, kiểm soát; nhiệm kỳ của Ban Trị sự xã là 05 năm theo nhiệm kỳ Ban Trị sự Trung ương. Ban Trị sự Trung ương và Ban Trị sự cấp xã là hai cấp hành chính đạo chính thức của Giáo hội, có con dấu pháp lý riêng để xử lý việc đạo.
Qua tìm hiểu về giới luật, luật lệ, cơ cấu tổ chức của Phật giáo Hòa hảo cho chúng ta thấy, giới luật, luật lệ, lễ nghi của Phật giáo Hòa Hảo đã đề cập đến những vấn đề đạo đức cụ thể của cuộc sống thế tục và ít nhiều mang giá trị có tính nhân văn. Trên thực tế, những giá trị, chuẩn mực đạo đức quy định trong giáo luật, luật lệ của Phật giáo Hòa Hảo đã có ý nghĩa nhất định trong việc duy trì đạo đức xã hội. Bên cạnh đó với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt và cách thức hành đạo đơn giản đã giúp cho Phật giáo Hòa Hảo dễ thích nghi đặc biệt đối với quần chúng nhân dân ở các tỉnh Nam bộ.
Nằm trên gò cao bên triền núi Ba Thê, chùa Linh Sơn có kiến trúc nghệ thuật độc đáo trong quần thể di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn). Từ lâu, nơi đây được xem là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng khắp vùng. Tham quan ngôi chùa trăm năm tuổi, chúng ta sẽ cảm nhận vẻ đẹp an yên, thanh tịnh ở đây.