Ẩn Dụ Hình Thức Và Ẩn Dụ Cách Thức
Cán cân xuất nhập khẩu là một trong các yếu tố để nhận biết nền kinh tế của một quốc gia có phát triển hay không. Vậy, Cán cân xuất nhập khẩu là gì? Cách tính cán cân xuất nhập khẩu? Bài tập tính cán cân xuất nhập khẩu? Hãy cùng Xuất nhập khẩu Lê Ánh tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Ý nghĩa của việc tính toán Cán cân xuất nhập khẩu
Để đánh giá tình hình kinh tế của một đất nước, việc tính toán Cán cân xuất nhập khẩu là không thể thiếu, bởi các lý do sau:
- Cán cân xuất nhập khẩu giúp quốc gia đánh giá được khả năng cạnh tranh về thương mại của mình trên trường quốc tế, cho phép phân tích và đánh giá mối liên hệ giữa khả năng sản xuất hàng hóa với nhu cầu tiêu dùng của xã hội, từ đó có thể định hướng và đưa ra các quyết định về chính sách và phương án để đảm bảo nền kinh tế vĩ mô của đất nước ổn định
- Cán cân xuất nhập khẩu có tác động trực tiếp đến tỷ giá hối đoái bởi nó phản ánh quan hệ cung - cầu tiền tệ của một đất nước. Khi cán cân thương mại có thặng dư, lượng hàng hóa xuất khẩu lớn, dòng ngoại tệ chảy vào quốc gia nhiều sẽ làm tăng nhu cầu chuyển đổi tiền tệ. Ngược lại, khi cán cân thương mại thâm hụt, số lượng hàng nhập khẩu lớn hơn hàng xuất khẩu, buộc các doanh nghiệp muốn nhập khẩu hàng hóa từ một quốc gia khác phải sử dụng ngoại tệ đất nước đó. Khi các doanh nghiệp đẩy mạnh việc nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài sẽ khiến nhu cầu về ngoại tệ tăng. Từ đó làm tăng giá đồng ngoại tệ.
Dựa vào những thay đổi này, Chính phủ có thể kịp thời điều chỉnh các chính sách liên quan để kiểm soát dòng tiền một cách hiệu quả.
- Cán cân xuất nhập khẩu thể hiện mức thu nhập, đầu tư và tiết kiệm của quốc gia trên cán cân thanh toán: Nếu Cán cân xuất nhập khẩu thâm hụt thì quốc gia đó đang chi nhiều hơn thu, tiết kiệm ít hơn đầu tư và ngược lại. Từ đó, Chính phủ sẽ đưa ra những chính sách thương mại và phát triển kinh tế phù hợp để điều chỉnh lại cán cân thương mại.
Tại sao Cán cân xuất nhập khẩu quan trọng?
Cán cân xuất nhập khẩu quan trọng bởi nó có vai trò phản ánh mối quan hệ của hoạt động nhập khẩu và hoạt động xuất khẩu. Cụ thể như sau:
+ Cán cân xuất nhập khẩu là một yếu tố dùng để kích thích sự tăng trưởng của nền kinh tế, cụ thể nó giúp cải thiện, nâng cao đời sống của người dân, làm tăng lượng tiêu dùng nội địa.
+ Hoạt động xuất khẩu còn làm thay đổi cơ cấu kinh tế, làm bàn đạp phát triển cho các ngành kinh tế liên quan.
+ Xuất khẩu sẽ giúp thu được về nguồn vốn chủ yếu, vốn này sẽ đầu tư và là nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu đối với những hàng hóa cần thiết khác.
+ Nhập khẩu thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước nhanh hơn, giúp gia tăng nguồn nguyên nhiên liệu, sản phẩm hàng hóa, tạo thêm nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng trong nước, đáp ứng nhu cầu thị trường.
+ Nhập khẩu còn có vai trò làm thông suốt nền kinh tế của một quốc gia, phát huy được các thế mạnh của quốc gia đó.
+ Ngoài ra nhập khẩu hàng hóa còn giúp phá bỏ sự độc quyền của sản phẩm hàng hóa, giúp loại bỏ nền kinh tế đóng.
Những yếu tố ảnh hưởng đến cán cân xuất nhập khẩu
Ngoài kim ngạch xuất nhập khẩu thì tỷ giá hối đoái, lạm phát và các chính sách thương mại - phát triển kinh tế cũng là các yếu tố có ảnh hưởng đến cán cân xuất nhập khẩu. Cụ thể như sau:
Tỷ giá hối đoái: Khi giá trị đồng tiền nội địa tăng thì giá cả hàng nhập khẩu sẽ rẻ hơn và giá hàng xuất khẩu sẽ đắt hơn, gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu, từ đó cán cân thương mại giảm. Ngược lại, sẽ có thuận lợi cho xuất khẩu và bất lợi cho nhập khẩu khi giá trị của đồng tiền nội tệ giảm, tạo ra thặng dư thương mại.
Lạm phát: Lạm phát sẽ khiến cho đồng nội tệ mất giá, giá thành sản xuất thay đổi cũng tạo ra tác động không hề nhỏ đến hoạt động xuất nhập khẩu. Phá giá tiền tệ dẫn tới việc giá hàng nhập khẩu tăng, giá hàng xuất khẩu giảm gây ra thâm hụt thương mại.
Các chính sách thương mại và phát triển kinh tế bao gồm các rào cản về thuế và các điều kiện xuất nhập hàng hóa đối với một số mặt hàng hoặc hỗ trợ từ Chính phủ khiến số lượng cũng như giá cả của hàng hóa thay đổi… sẽ khiến giá trị xuất nhập khẩu thay đổi và dẫn theo cán cân xuất nhập khẩu cũng sẽ thay đổi.
Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác: cơ cấu nền kinh tế và chiến lược phát triển công nghiệp quốc gia, thu nhập của người tiêu dùng nội địa và nước ngoài, dòng vốn đổ vào quốc gia, các chu kỳ kinh tế…
Cán cân Xuất nhập khẩu là yếu tố phản ánh chặt chẽ mối quan hệ thương mại giữa một quốc gia với thị trường thế giới. Hy vọng qua bài viết trên đây, Trung tâm Lê Ánh đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Cán cân xuất nhập khẩu và tầm quan trọng của cán cân xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế.
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu tại TPHCM & Hà Nội, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tế, khóa học khai báo hải quan chuyên sâu, khóa học purchasing, khóa học sale xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan...và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu online/ offline: 0904.84.885
Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1
Bài tập tính Cán cân xuất nhập khẩu
Tính cán cân xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ giai đoạn 1996 - 2004
Cán cân xuất nhập khẩu (XNK) = Giá trị hàng hóa XK – Giá trị hàng hóa NK
=> Từ 1996 đến 2004, giá trị nhập siêu của Hoa Kỳ ngày càng lớn, dẫn đến cán cân xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ luôn âm và số âm ngày càng gia tăng.
Ví dụ minh họa tính Cán cân xuất nhập khẩu
Tính Cán cân xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2020?
Giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 281,5 tỷ USD. Giá trị nhập khẩu hàng hóa đạt 262,4 tỷ USD
Cán cân xuất nhập khẩu (XNK) = Giá trị hàng hóa XK – Giá trị hàng hóa NK
= 281,5 - 262,4 = 19,1 (tỷ USD)
=> Cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam năm 2020 xuất siêu khoảng 19,1 tỷ USD
hoặc: Cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam năm 2020 đạt giá trị thặng dư 19,1 tỷ USD
Công thức tính cán cân xuất nhập khẩu
Cán cân xuất nhập khẩu (XNK) = Giá trị hàng hóa XK – Giá trị hàng hóa NK.
- Tổng giá trị nhập khẩu lớn hơn tổng giá trị xuất khẩu thì cán cân xuất nhập khẩu được gọi là nhập siêu.
- Tổng giá trị nhập khẩu nhỏ hơn tổng giá trị xuất khẩu thì cán cân xuất nhập khẩu được gọi là xuất siêu.
Cán cân xuất nhập khẩu được xác định theo số 0, tức là:
- Mức chênh lệch > 0 thì cán cân sẽ thặng dư
- Mức chênh lệch < 0 thì cán cân sẽ thâm hụt
- Mức chênh lệch = 0 thì mới cân bằng
Đơn vị của cán cân xuất nhập khẩu thường được dùng là tỷ USD, tỷ VND,...
Cán cân xuất nhập khẩu là gì?
“Cán cân xuất nhập khẩu hay còn gọi là cán cân thương mại, là bảng đối chiếu giữa tổng giá trị xuất khẩu (kim ngạch xuất khẩu) với tổng giá trị nhập khẩu (kim ngạch nhập khẩu) của một quốc gia ở một giai đoạn nhất định. Có thể hiểu đơn giản đây là mức chênh lệch của giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu.”